Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng của cá rô Đầu vuông.

Tác giả:

Hoàng Phi Long, 2012

Ngày đăng: 11-09-2013
Đóng góp bởi: Sutu86
Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng của cá rô Đầu vuông.
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
SWF 0.522MB | 1242 | 29 | sutu86

Nghiên cứu ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau lện tăng trưởng của cá Rô đầu Vuông nhằm đánh giá khả năng tăng trưởng của cá Rô đầu Vuông ở các độ mặn khác nhau.

Thí nghiệm được bố trí gồm 6 nghiệm thức: nghiệm thức 0‰, 3‰, 6‰, 9‰, l2‰ và 15‰, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, bố trí hoan toàn ngẫu nhiên với mật độ 30 con/bế (150L/bể), cá bố trí với khối lượng từ 8,5 - 14 g/con và có bố trí sục khí liên tục. Mực nước trong bể khoảng 110 L.

Thí nghiệm được thực hiện trong thời gian 2 tháng. Khối lượng tăng trưởng trung bình của cá cao nhất ở độ mặn 9‰ (38,7±O,66 g/con) và thấp nhất ở độ mặn 12‰ (27,3±0,78 g/con). Tăng trưởng trung bình về chiều dài của cá cao nhất ở 9‰ (12,8±0,12 cm/con). Kế đến là 6‰ (12,7±0,29 cm/con) va thấp nhất ớ 0‰ (11,4±0,35 cm/con).

Sau thời gian 2 tháng nuôi thì độ mặn 12‰ có FCR cao nhất 1,94±0,06 và thấp nhất ở 3‰ (1,48±0,16). Tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức 9‰ đạt cao nhất 100% và thấp nhất ớ độ mặn 12‰.

Áp suất thẩm thấu của huyết tương trong máu cá đạt cao nhất ở 15‰ (336±5,46 mOsm/kg), thấp nhất ở nghiệm thức có độ mặn thấp nhất 0‰ (293±7,88 mOSm/kg) và áp suất thấm thấu tăng dần theo sự gia tăng của độ mặn. Hàm lượng glucose trong huyết tương của cá đạt cao nhất ở 15‰ (115,7±17,67 mg/L), giá trị thấp nhất 72,8±l0,47 mg/L đuợc tìm thấy ở độ mặn 6‰.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm