Sự biến đổi chất lượng nước trong hệ thống nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh ở các qui mô khác nhau.

Tác giả:

Nguyễn Hữu Lộc, 2009.

Ngày đăng: 30-09-2013
Đóng góp bởi: Nguyễn Hữu Lộc
Sự biến đổi chất lượng nước trong hệ thống nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh ở các qui mô khác nhau.
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
PDF 1MB | 1534 | 87 | sutu86

Chất lượng nước trong hệ thống nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) được nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của nghề nuôi cá tra lên môi trường nước để có hướng quy hoạch và phát triển bền vững nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL. Đề tài được thực hiện trong 1 vụ nuôi ở các địa điểm nuôi cá tra phổ biến như An Giang, Cần Thơ và Hậu Giang với 3 chu kỳ thu mẫu bao gồm đầu vụ nuôi, giữa vụ nuôi và cuối vụ nuôi (trước khi thu hoạch). Các điểm thu mẫu được chia thành hệ thống 1, 2 và 3 tuỳ vào điều kiện gần nguồn sông chính hoặc có nguồn nước lấy và thải ra riêng biệt. Ở hệ thống 1, các ao nuôi gần sông lớn, có kênh cấp và kênh thải riêng biệt, tuy nhiên nước đầu vào không được lấy trực tiếp nhưng qua hệ thống bơm. Ở hệ thống 2 các ao cũng gần sông lớn nhưng khác với hệ thống 1 là cấp và thoát chung và nguồn nước được lấy trực triếp từ sông. Đối với hệ thống 3, các ao ở vị trí xa sông lớn, nước được lấy trực tiếp từ sông nhánh (kênh cấp 1) và không có kênh cấp và thoát riêng biệt. Các chỉ tiêu được theo dõi bao gồm nhiệt độ, pH, DO, COD, BOD, độ đục, TSS, TAN, PO43-, TN, TP, thực vật nổi, động vật nổi và động vật đáy. Kết quả cho thấy nhiệt độ và pH biến động trong phạm vi thích hợp cho
cá và thủy sinh vật từ 26,79 đến 32,030C và 6,3- 8,79. Hàm lượng ôxy hòa tan biến động từ 1,76 đến 10,74 mg/L với giá trị trung bình là 6,68±2,07mg/L, không có sự khác biệt theo thời gian nuôi. COD trung bình qua các đợt thu mẫu là 8,06±6,29 mg/L dao động từ 0,40- 29 mg/L. BOD dao động trong khoảng 0,16-13,52 mg/L, trung bình là 4,34±3,39mg/L. Độ đục dao động trong khoảng 7- 190 NTU. Hàm lượng TN trong các hệ thống cao, trung bình là 12±16 mg/L, dao động trong khoảng 0,29-
73,21mg/L. Tương tự, TP cũng rất cao (0,02- 9,46 mg/L), có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng. Thành phần giống loài tảo phong phú bao gồm 160 loài, trong đó nhóm tảo Chlorophyta chiếm tỷ lệ cao nhất với 38,13% (61 loài), kế đến là Bacillariophyta 28,85% (46 loài), Euglenophyta 16,25% (26 loài), Cyanophyta 13,13% (21 loài) và Pyrrophyta 3,75% (6 loài). Mật độ tảo có khuynh hướng tăng dần theo thời gian nuôi, biến động từ 41.250- 38.544.350 tế bào/L. Tổng số loài động vật nổi thu được là 100 loài bao gồm 42 loài thuộc ngành Rotifera, 31 loài Protozoa, 13 loài Cladocera, 10 loài
Copepoda và 4 dạng ấu trùng của các nhóm khác. Mật độ động vật nổi dao dộng từ 7.097- 3.581.333 cá thể/m3, có khuynh hướng tăng dần theo thời gian ở sông và kênh thải nhưng giảm dần trong ao. Động vật đáy xác định được 59 loài bao gồm Oligochaeta 12 loài, Bivalvia 18 loài, Gastropoda 15 loài, Crustacae 8 loài và Polychaeta 3 loài. Mật độ động vật đáy trên sông và kênh thải tăng dần theo thời gian về cuối vụ nuôi, còn ngược lại thì trong ao nuôi có sự giảm về số lượng cá thể động vật đáy. Mặc dù các hàm lượng DO, BOD, COD thấp biểu thị môi trường không ô nhiễm hữu cơ nhưng hàm lượng cao TN, TP và khuynh hướng hiện diện và phát triển các nhóm thủy sinh vật chỉ thị cho môi trường giàu dinh dưỡng cho thấy chất lượng nước trong các hệ thống nuôi cá tra đang có chiều hướng phú dưỡng hoá.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm