Ảnh hưởng của độ mặn đến quá trình thụ tinh và phát triển phôi của cá Tra nghệ (Pangasius kunyit)

Tác giả:

Vương Học Vinh và ctv, 2011

Ngày đăng: 10-11-2013
Đóng góp bởi: ltxuyen2010
Ảnh hưởng của độ mặn đến quá trình thụ tinh và phát triển phôi của cá Tra nghệ (<i>Pangasius kunyit</i>)
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.94MB | 1407 | 16 | ltxuyen2010
Đề tài “ Ảnh hưởng của độ mặn đến quá trình thụ tinh và phát triển phôi của cá tra nghệ (Pangasius kunyit)” được thực hiện từ tháng 9 đến tháng 10/2011, với mục tiêu xác định khả năng thụ tinh của trứng và sự phát triển của phôi cá trong nước ở độ mặn khác nhau. Nghiên cứu được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức 3 lần lập lại. Hai nội dung chính của thí nghiệm là: Tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỉ lệ thụ tinh ở các nghiệm thức không khác biệt về thống kê nhưng về số học cao nhất là nghiệm thức NT 2 (39,67 ± 11,78%) và thấp nhất ở nghiệm thức NT 4 (30,79 ± 13,87%) Thời gian cá nở ở các nghiệm thức không có khác biệt, cá bột bắt đầu nở ở giờ ấp thứ 26 và kết thúc ở giờ thứ 29; nhiệt độ ấp dao động 27 -29oC. Tỉ lệ nở có khác biệt về thống kê cao nhất là nghiệm thức NT 4 với nở là tỉ lệ 65,2%. Qua kết quả thí nghiệm bước đầu có thể kết luận cá tra là một loài cá rộng muối và triển vọng ứng dụng qui trình sinh sản nhân tạo và sản xuất giống cá tra nghệ ở vùng nước lợ rất lớn.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm