Nghiên cứu cải tiến hệ thống nuôi kết hợp luân trùng (Brachionus plicatilis) với bể nước xanh

Tác giả:

Trần Công Bình và ctv, 2006

Ngày đăng: 04-04-2014
Đóng góp bởi: ltxuyen2010
Nghiên cứu cải tiến hệ thống nuôi kết hợp luân trùng (<i>Brachionus plicatilis</i>) với bể nước xanh
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 2.9MB | 1324 | 47 | ltxuyen2010
Hệ thống nuôi luân trùng thâm canh tuần hoàn kết hợp với bể nước xanh (sử dụng cá rô phi và tảo Chlorella) đã được thiết lập đầu tiên tại Khoa Thủy Sản Đại Học Cần Thơ. Mặc dù có nhiều ưu điểm, hệ thống này tương đối phức tạp trong thiết kế và vận hành do việc sử dụng bộ lọc bao gồm ống tách bọt và bể lọc sinh học. Dựa vào đặc điểm sinh học của cá rô phi và tảo Chlorella thì bể nước xanh có một số chức năng tương tự như bộ lọc trong việc duy trì chất lượng nước và khả năng thay thế nhau là có thể được. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng thay thế bộ lọc trong hệ thống bằng bể nước xanh với mục tiêu đơn giản hoá hệ thống. Thí nghiệm có 3 nghiệm thức gồm nghiệm thức có lọc sinh học và bộ tách bọt (đối chứng), nghiệm thức chỉ có bộ tách bọt và nghiệm thức không có bộ lọc. Kết quả nghiên cứu cho thấy bể nước xanh có thể thực hiện tốt chức năng xử lý nước trong hệ thống nuôi luân trùng thâm canh tuần hoàn kết hợp với bể nước xanh nên việc sử dụng các bộ lọc là không cần thiết. Như vậy, hệ thống được cải tiến chỉ gồm 2 thành phần chính là bể nước xanh và bể luân trùng. Hệ thống cải tiến rất đơn giản trong thiết kế và vận hành nhưng có thể cho năng suất cao và ổn định tương đương với hệ thống chưa cải tiến. Hệ thống này có thể sản xuất trung bình 534 ± 39 ct/ml/ngày tương đương với 26,7 ± 1,9% mật độ duy trì và ổn định trong khoảng 30 ngày trở lên.  

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm