Kỹ thuật nuôi cá chim trắng nước ngọt

Tác giả:

Ngô Trọng Lư, Thái Bá Hồ

Ngày đăng: 03-04-2012
Đóng góp bởi: daotrunghieu87
Kỹ thuật nuôi cá chim trắng nước ngọt
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 5.82MB | 2871 | 71 | hieuqt

Cá chim trắng nước ngọt có tên khoa học là: Colossoma brachypomum, thuộc họ cá Chép, nguồn gốc ở sông Amazon Nam Mỹ, được du nhập vào Trung Quốc năm 1985 và đến năm 1988 loài cá này đã được nghiên cứu sinh sản nhân tạo thành công . ở Việt Nam loài cá này được nuôi từ cuối năm 1999, trong đó có Nghệ An. Đặc biệt đề tài "ứng dụng công nghệ sinh sản cá chim trắng tại Nghệ An" đã được ngành thuỷ sản thực hiện trong hai năm thực hiện(2002-tháng 7-2003)đề tài đã đạt kết qủa tốt với sản lượng 3 triệu con cá bột. Điều quan trọng là ngành đã chủ động sản xuất, đáp ứng thoả mãn nhu cầu con giống thả nuôi của nhân dân.


Cá chim trắng là loài cá nhiệt đới, khả năng chịu lạnh kém. Theo tài liệu của viện nghiên cứu Thuỷ sản Châu Giang(Trung Quốc)khi nhiệt độ nước ở 12oC cá bơi lội không thăng bằng, nhiệt độ 10oC là giới hạn thấp nhất đối với cá và nhiệt độ xuống dưới 10oC cá sẽ chết. Đặc biệt khi nhiệt độ thấp từ 12-20oC cá con dễ mắc bệnh: bệnh trắng da, bệnh ký sinh trùng Gyrodaetylus, bệnh trùng quả dưa, bệnh trùng amip ở dạ dày.


Cá chim trắng thuộc loại ăn tạp, giai đoạn cá con thức ăn chính là động vật phù du là chủ yếu và một phần mùn bã hữu cơ. Giai đoạn trưởng thành cá ăn giun, tép, rau, bèo tấm, cám và các mùn bã hữu cơ. Mặc dù cá có hàm răng sắc và nhọn song cá lại rất hiền lành và dễ đánh bắt, nó không dữ tợn như ta nhầm tưởng. Điều đáng chú ý là khi nuôi chung cùng các loại cá khác thì lúc thả giống nuôi cá phải cùng cỡ để tránh sự cạnh tranh thức ăn và đề phòng nhữnh lúc thiếu thức ăn, cá chim trắng có thể ăn vây của các loại cá khác, hoặc ăn thịt các cá thể nhỏ hơn.

Trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy hải sản ở các địa phương, việc lựa chọn các giống loài thủy hải sản thích hợp cho từng vùng sinh thái để làm tăng năng suất, hiệu quả, đảm bảo tính bền vững trên đơn vị diện tích càng trở nên bức thiết.


Cá chim trắng nước ngọt vừa nhập vào nước ta là loài cá lớn nhanh, ăn tạp, thịt chắc, thơm ngon, đặc biệt là không có xương dăm, ít mùi tanh. Cá rômo, cá dìa, tôm nương, tôm rảo, tu hài là các đặc sản quý, nhiều nước đã và đang gây nuôi, nhu cầu lượng mặt này ngày càng lớn để đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.


Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm