Xác định nồng độ ozone thích hợp cho từng giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon)

Tác giả:

Trần Thị Kiều Trang và ctv, 2006

Ngày đăng: 12-05-2015
Đóng góp bởi: duynhut
Xác định nồng độ ozone thích hợp cho từng giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú (<i>Penaeus monodon<i>)
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.287MB | 1328 | 19 | duynhut
Nghiên cứu này thực hiện với mục đích xác định hàm lượng ozone thích hợp cho từng giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng Tôm sú (Penaeus monodon). Thí nghiệm được thực hiện trong các chai hình phễu có thể tích là 1 lít, với máy phát ozone công suất 1g/giờ và ozone được sục vào nước bằng đá bọt. Ở thí nghiệm thứ nhất, lượng ozone hòa tan trong nước được xác định theo thời gian sục ozone là 2 phút, 4 phút, 6 phút, 8 phút, 10 phút, 15 phút, 20 phút, 25 phút, 30 phút để từ đó tìm mối tương quan giữa thời gian sục ozone và nồng độ ozone tương ứng. Các thí nghiệm tiếp theo nhằm xác định hàm lượng ozone thích hợp cho từng giai đoạn ấu trùng dựa vào mối tương quan này. Kết quả cho thấy hàm lượng ozone hoà tan trong nước có sự tương quan chặt chẽ (R2 = 0,8) với thời gian sục ozone vào nước. Tỉ lệ sống của ấu trùng Tôm sú ở giai đoạn nauplius giảm khi nồng độ ozone vượt quá 0,15 mg/L trong vòng 6 phút. Ở các giai đoạn ấu trùng zoea 1, zoea 2, zoea 3 và mysis 1, khi sục khí ozone vào trong nước đến nồng độ 0,19 mg/L không làm ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của ấu trùng. Ở giai đoạn mysis 2, mysis 3 và postlarvae 1, tỉ lệ sống của tôm vẫn không bị ảnh hưởng khi tăng hàm lượng ozone trong nước tới 0,27 mg/L/20 phút. Các thí nghiệm cũng cho thấy, ở hàm lượng ozone hoàn tan thích hợp, ấu trùng sinh trưởng tốt hơn ở lô đối chứng (không sục ozone). 

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm