Khảo sát hiện trạng nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong ao đất ở tỉnh Vĩnh Long

Tác giả:

Lê Quốc Việt và Nguyễn Anh Tuấn, 2006

Ngày đăng: 09-08-2015
Đóng góp bởi: duynhut
Khảo sát hiện trạng nuôi tôm càng xanh (<i>Macrobrachium rosenbergii<i>) trong ao đất ở tỉnh Vĩnh Long
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.294MB | 1675 | 20 | duynhut
Nghiên cứu hiện trạng nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium roossenberggi) trong ao đất được thực hiện với 30 hộ từ tháng 12/2003 đến 03/2003 ở huyện Tam Bình và Long Hồ tỉnh Vĩnh Long. Mục tiêu là tìm hiểu rõ hơn về mô hình này và xác định được các yếu tố kỹ thuật hợp lý nhằm cải tiến mô hình nuôi đạt hiệu quả hơn. Kết quả điều tra cho thấy, diện tích nuôi của các hộ nuôi tôm càng xanh trong ao dao động từ 450-3000 m2, mùa vụ nuôi từ tháng 4 tới 10 Dương lịch với thời gian nuôi từ 4 tới 8 tháng. Nguồn giống tôm chủ yếu là giống nhân tạo (63,3% số hộ nuôi), 36,7% số hộ còn lại nuôi bằng giống tự nhiên. Tôm được thả nuôi với mật độ 4-20 con/m2, cho ăn bằng thức ăn tươi (ốc, cua,…) và thức ăn công nghiệp. Tỉ lệ sống trung bình của tôm đạt 23% (dao động 5-48%), năng suất trung bình là 592 kg/ha/vụ(167-1.120 kg/ha/vụ) và lợi nhuận trung bình là 8.382.324 ±19.175.254 đồng/ha/vụvới hiệu quả chi phí xấp xỉ 1,24. Để phát triển mô hình này, tỉnh cần có qui hoạch cụ thể từng vùng nuôi, hòan chỉnh hệ thống thủy lợi, khuyến khích sản xuất giống tôm càng xanh tại. Việc hỗ trợthực hiện thành công những mô hình trình diễn cần đi đôi với các trợ giúp nhằm khuyến khích người dân tận dụng và cải tạo diện tích ao đìa sẵn có để cải thiện thu nhập.

 

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm