Ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và thành phần sinh hóa ốc len (Cerithidea obtusa)

Tác giả:

Ngô Thị Thu Thảo và ctv, 2008

Ngày đăng: 29-09-2015
Đóng góp bởi: duynhut
Ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và thành phần sinh hóa ốc len (<i>Cerithidea obtusa<i>)
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.344MB | 1452 | 17 | duynhut
Nghiên cứu này khảo sát ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến sinh trưởng, tỉ lệ sống và thành phần sinh hóa của ốc len (Cerithidea obtusa). Thí nghiệm gồm có 4 nghiệm thức với 3 lần lặp lại đó là: không cho ăn (ĐC), 100% cám gạo (NT1), cám gạo bổsung 7,5% bột cá (NT2) và cám gạo bổ sung 15% bột cá (NT3) trong thời gian 120 ngày. Kết quả tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tương đối của ốc len trong các nghiệm thức không khác biệt khi thực hiện phân tích thống kê (P>0,05). Mặc dù ốc len ở NT2 luôn thể hiện tốc độ sinh trưởng cao hơn trong suốt quá trình thí nghiệm nhưng kết quả cho thấy không có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức cho ăn cám hoặc bổ sung các tỉ lệ bột cá khác nhau(P>0,05). Tỉ lệ sống của ốc len ở NT1 (90,0%) cao hơn so với NT2 (83,3%) và NT3 (85,6%) nhưng sự khác biệt này cũng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Mặc dù được cung cấp khẩu phần ăn có hàm lượng đạm tăng dần từ 9,4-13,4% nhưng các chỉ số về thể trạng, thành phần chất đạm và chất bột đường trong cơ thể ốc len không có sự khác biệt rõ ràng sau khi thí nghiệm. Tỉ lệ chất béo trong thịt ốc len được cung cấp thức ăn đặc biệt là cám gạo tăng lên đáng kể so với ốc giống ban đầu hoặc nhóm không cho ăn. Kết quả thí nghiệm cho thấy ốc len không có nhu cầu cao vềchất đạm và một khẩu phần với tỉ lệ đạm 12% là phù hợp cho sinh trưởng của chúng trong điều kiện nuôi bể. 

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm