Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) luân canh với lúa

Tác giả:

Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2008

Ngày đăng: 15-10-2015
Đóng góp bởi: duynhut
Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm càng xanh (<i>Macrobrachium rosenbergii<i>) luân canh với lúa
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.32MB | 1503 | 26 | duynhut
Mô hình nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) luân canh với trồng lúa hiện được áp dụng phổ biến ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong nhiều năm qua. Mật độ nuôi tối ưu được xem là yếu tố có ý nghĩa quyết định nhất đến hiệu quả kinh tế của mô hình. Nghiên cứu về mật độ nuôi trong điều kiện thực nghiệm đã được tiến hành với 4 nghiệm thức gồm 3, 6, 8 và 10 tôm bột/m2 và 3 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Ruộng nuôi có diện tích 1 ha thuộc các huyện Cờ Đỏ, Ô Môn và Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ. Tôm được cho ăn thức ăn viên kết hợp với thức ăn tươi sống. Sau 6 tháng nuôi, các yếu tố môi trường (nhiệt độ, pH, oxy, H2S và NNH4+) đều trong khoảng thích hợp cho tôm càng xanh. Khối lượng tôm trung bình các nghiệm thức khi thu hoạch dao động từ 38,6 đến 70,5g/con và tôm nuôi mật độ 3, 6 và 8 con/m2 lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với mật độ 10 con/m(p<0,05). Năng suất tăng khi mật độ thả tăng, thấp nhất ở nghiệm thức 3 con/m2 (534 kg/ha) và cao nhất ở nghiệm thức 10 con/m(1.519 kg/ha). Lợi nhuận cao nhất là 49,9 triệu đồng/ha ở nghiệm thức 10 con/mnhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức 6 con/mlà 40,8 triệu đồng/ha. Hiệu suất đồng vốn cao nhất ở nghiệm thức 6 con/m2 (1,03). Mật độnuôi 6 con/m2 là tối ưu nhất trong nghiên cứu này. 

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm