Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá lóc bông (Channa micropeltes) giai đoạn bột lên giống ương trong

Tác giả:

Bùi Minh Tâm và ctv, 2008

Ngày đăng: 15-10-2015
Đóng góp bởi: duynhut
Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá lóc bông (<i>Channa micropeltes<i>) giai đoạn bột lên giống ương trong
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.267MB | 2025 | 49 | duynhut
Cá Lóc bông (Channa micropeltes) được nuôi phổ biến ở vùng Đồng bằng Sông Cửu long. Trong giai đoạn nhỏ, những con có kích thước lớn thường cắn hay ăn những con cá kích thước nhỏ hơn dẫn đến tỉ lệ hao hụt cao. Chính vì thế, nghiên cứu tập trung vào mật độ và thời điểm san thưa đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá. Ở thí nghiệm ương trong bể xi-măng giai đoạn 0-30 ngày tuổi không san thưa, tốc độ tăng trưởng về khối lượng ở 3 mật độ 600 con/m2, 900 con/m2 và 1200 con/mkhác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) và tỉ lệ sống ở 3 mật độ này vẫn khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) cho nên ta có thể ương cá Lóc bông ở mật độ1200 con/m(tỉ lệ sống là 62,2%) thì đạt hiệu quả hơn 2 mật độ 600 con/m2, 900 con/m2. Giống như trong thí nghiệm trên, cá được san thưa sau 1, 2 và 3 tuần. Khối lượng cá san thưa giữa tuần thứ I và II khác biệt không có ý nghĩa nhưng khác biệt với tuần thứ III. Tỷ lệ sống cao nhất ghi nhận được ở nghiệm thức san thưa ở tuần thứ hai (38,61%), kế đến là nghiệm thức san thưa ở tuần thứ ba (17,97%) và nghiệm thức san thưa ở tuần thứ nhất cho kết quả thấp nhất. Sự khác biệt giữa các nghiệm thức có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Thí nghiệm ương cá hương từ 30-60 ngày tuổi cũng được bố trí giống như thí nghiệm trên. Khối lượng cá cao nhất ở mật độ 1.200 con/m2 và khác biệt có ý nghĩa so với mật độ 900 con/m2 trong thí nghiệm không san thưa. Tương tự như thế, thí nghiệm có san thưa cũng đạt kết quả như trên. Ở thí nghiệm ương trong bể, tỷ lệ sống ở mật độ 1.200 con/mcao nhất (9,15%), kế đến ở mật độ 900 con/m(7,1 5%) và thấp nhất ở mật độ 600 con/m2 (5 ,4 4%). Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Trong thí nghiệm ương có san thưa trên bể cũng cho kết quả về tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức san thưa ở tuần thứ hai (47,6%) và khác biệt với nghiệm thức san thưa ở tuần thứnhất (28,9%) và nghiệm thức san thưa ở tuần thứ ba (21,9%). Tóm lại, ở cá Lóc bông có thể ương với mật độ cao 1200 con/m2 và san thưa ở tuần thứ II đạt hiệu quả cao nhất. 

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm