Xác định nhu cầu chất béo và tỷ lệ thích hợp giữa chất béo có nguồn gốc từ dầu cá biển và dầu nành trong thức ăn của cá tra giống

Tác giả:

Ths. Đào Duy Anh Vũ

Ngày đăng: 01-12-2016
Đóng góp bởi: Đào Duy Anh Vũ
Xác định nhu cầu chất béo và tỷ lệ thích hợp giữa chất béo có nguồn gốc từ dầu cá biển và dầu nành trong thức ăn của cá tra giống
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 2MB | 1779 | 63 | phongt94

Đề tài nghiên cứu “Xác định nhu cầu chất béo và tỷ lệ thích hợp giữa chất béo có nguồn gốc từ dầu cá biển và dầu nành trong thức ăn của cá tra giống (P. hypophthalmus, Sauvage 1878)” được tiến hành tại Trại Thực nghiệm (trại mới) của Khoa Thủy sản, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, từ tháng 5 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014.

Đề tài gồm hai thí nghiệm, được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên. Mỗi thí nghiệm được thực hiện trong 10 tuần, cá thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên vào các giai, số lượng 50 con/giai. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.

Thí nghiệm 1 được thực hiện nhằm xác định nhu cầu chất béo tối ưu trong thức ăn cho cá tra giống (trọng lượng trung bình ban đầu của cá là 23,43 ± 0,16 g). Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức, tương ứng với hàm lượng chất béo trong thức ăn là 3%, 5%, 7%, 9% và 11%, tỷ lệ chất béo có nguồn gốc từ dầu cá biển và dầu thực vật là 1:1, hàm lượng protein là 32%. Khi kết thúc thí nghiệm, kết quả phân tích số liệu về tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) theo phương pháp đường cong hồi quy bậc hai cho thấy nhu cầu chất béo trong thức ăn của cá tra giống là 7,97%.

Thí nghiệm 2 được thực hiện nhằm xác định tỷ lệ thích hợp giữa chất béo có nguồn gốc từ dầu cá biển và dầu nành trong thức ăn của cá tra giống (trọng lượng trung bình ban đầu của cá là 15,94 ± 0,24 g/con). Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức (tương ứng với tỷ lệ chất béo có nguồn gốc từ dầu cá biển và dầu nành là 75:25, 50:50, 25:75 và 10:90). Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ khác nhau giữa các nguồn chất béo trong thức ăn không ảnh hưởng các chỉ tiêu tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn của cá. Hàm lượng DHA, EPA và tỷ lệ ω3/ω6 trong mẫu cá giảm dần theo mức tăng tỷ lệ thay thế dầu cá biển bằng dầu nành. Dầu nành có thể chiếm đến 90% trong tổng số 8% chất béo trong thức ăn mà không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá tra giống.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm