So sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình truyền thống và quy trình biofloc tại Thạnh Phú - Bến Tre

Tác giả:

Lê Duy Khánh

Ngày đăng: 21-05-2017
Đóng góp bởi: Nguyễn Hữu Lộc
So sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình truyền thống và quy trình biofloc tại Thạnh Phú - Bến Tre
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 4MB | 2427 | 142 | nhloc

Đề tài So sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình truyền thống và quy trình biofloc tại Thạnh Phú - Bến Tređược thực hiện từ tháng 05/2014 đến tháng 02/2015 trên 6 ao nuôi thực nghiệm và khảo sát 15 hộ nuôi xung quanh cùng thời điểm nuôi tại xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre (chọn ra 5 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng có diện tích và mật độ gần giống với nghiệm thức thực nghiệm để so sánh). Thí nghiệm được thực hiện theo quy trình biofloc và nghiệm thức đối chứng (nuôi tôm theo truyền thống) trên cùng một trang trại nuôi, trong cùng điều kiện thí nghiệm. Ao nuôi thí nghiệm có diện tích là 3.000 m2, mật độ thả 100 con/m2, kích cỡ tôm ở PL12. Nguồn carbohydrate được bổ sung theo thức ăn cho ao nuôi  theo quy trình biofloc là bột gạo, với tỷ lệ C:N=10:1 nhằm tìm ra quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả trên địa bàn nghiên cứu.

Kết quả thống kê cho thấy với nghiệm thức nuôi tôm theo biofloc và đối chứng có diện tích ao 0,3 ha và diện tích nuôi theo khảo sát 0,29±0,02 ha, mật độ thả ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức biofloc là 100 con/m2 cao hơn mật độ nuôi khảo sát là 94,0±5,48 con/m2. Năng suất trung bình nghiệm thức biofloc là 9,32 tấn/ha cao gấp 1,63 lần so với nghiệm thức đối chứng và gấp 1,05 lần so số với số liệu khảo sát. Lợi nhuận của nghiệm thức biofloc là 583±211 triệu đồng/ha cao gấp 3,16 lần so với nghiệm thức đối chứng là 189±34,3 triệu đồng/ha và cao gấp 1,45 lần so với số liệu khảo sát là 403±188 triệu đồng/ha/vụ. Xét về tỷ suất lợi nhuận thì nuôi theo biofloc có tỷ suất lợi nhuận là 0,94±0,20 cao hơn và có ý nghĩa thống kê đối với nghiệm thức đối chứng và số liệu khảo sát lần lượt là 0,45±0,08; 0,55±0,22 (p<0,05). Từ kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc vừa góp phần nâng cao năng suất vừa mang lại hiệu quả sản xuất.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm