Đặc điểm của tác nhân gây bệnh Streptococcosis trên cá rô phi ở miền bắc Việt Nam

Tác giả:

Đồng Thanh Hà và cộng sự thuộc Viện Nghiên Cứu NTTS I

Ngày đăng: 29-03-2018
Đóng góp bởi: NIMDA
Đặc điểm của tác nhân gây bệnh Streptococcosis trên cá rô phi ở miền bắc Việt Nam
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 4.961MB | 1685 | 55 | LELINH

Năm 2009-2010, hiện tượng cá Rô Phi thương phẩm bị chết hàng loạt ở các tỉnh miền Bắc đã được xác định là do vi khuẩn Streptoccocus sp. Dựa vào đặc điểm chính về hình thái (hiển vi và siêu hiển vi), các đặc điểm sinh hóa và sinh thái, Streptoccocus sp được phân loại là Streptococcus agalactiae. Nghiên cứu về sinh thái học cho thấy S. agalactiae là vi khuẩn phát triển tốt ở nhiệt độ cao, nhiệt độ thích hợp là 30- 37oC. Vi khuẩn có khả năng phát triển ở độ mặn 0-35‰, có thể tồn lưu tự do trong nước ao và bùn đáy từ 3-7 ngày, pH =12 của nước vôi có thể ức chế và tiêu diệt vi khuẩn này. Bài báo cũng thảo luận về khả năng phát triển của vi khuẩn ở 37oC và độ mặn 35‰ được xem là yếu tố nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cá nước lợ và nước mặn hoặc gây bệnh cho động vật có vú và con người.


Hình 1 : Vi khuẩn Streptococcus sp. dạng hình cầu, gram dương trong thận (A )

và máu (B ) của cá bệnh. Vi khuẩn có thể kết cặp hoặc tạo thành chuỗi, trong máu thường kích thước thường lớn hơn và nối thành chuỗi dài hơn. Có thể phát hiện vi khuẩn ký sinh dày đặc trong nguyên sinh chất của các tế bào gan, thận, lách (C, D, E, F ).


"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm