Luận văn: Ứng dụng công nghệ GIS trong quy hoạch nuôi trồng thủy sản

Tác giả:

Nguyễn Văn Khánh

Ngày đăng: 08-04-2012
Đóng góp bởi: daotrunghieu87
Luận văn: Ứng dụng công nghệ GIS trong quy hoạch nuôi trồng thủy sản
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 4.46MB | 3288 | 141 | hieuqt

Với các ưu thế về thị trường, điều kiện kinh tế xã hội và sinh thái tự nhiên, hơn một thập kỷ qua ngành nuôi trồng thủy sản nước ta đã phát triển mạnh. Đặc biệt là sau khi Chính phủ ban hành nghị quyết 09/NQ-CP về việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, NTTS ven biển đã có bước phát triển nhảy vọt. Năm 1999 cả nước có khoảng 290.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ thì đến năm 2001 diện tích nuôi trồng thủy sản đã tăng lên đến 478.000 ha. Trong quy hoạch phát triển ngành, diện tích nuôi trồng thủy sản ven biển (nuôi tôm) sẽ tăng lên 700.000 ha vào năm 2010 (Trần Văn Nhường, 2002). Tuy nhiên, NTTS vẫn mang tính tự phát, quy hoạch chưa theo kịp sự phát triển
hoặc thiếu đồng bộ.

Từ đó làm nảy sinh các vấn đề về môi trường, hiệu quả kinh tế thấp, mâu thuẫn xã hội gia tăng, gây mất đoàn kết trong nội bộ làng xã (Nguyễn Trọng Nho, 2002). Đứng trước tình hình đó việc đưa ra một hệ thống quản lý nhất quán cho từng vùng là một đòi hỏi bức thiết đảm bảo cho ngành nuôi trồng phát triển bền vững và mang lại lợi nhuận lớn. Xã Xuân Lâm có diện tích 9,4 km2 thuộc địa phận huyện Tĩnh Gia – Thanh Hóa.

Trong những năm gần đây diện tích nuôi tôm cũng phát triển mạnh mẽ, nhưng do đặc thù là một tỉnh phía Bắc Trung Bộ điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi, hạn hán lũ lụt xảy ra thường xuyên, chính vì vậy nghề nuôi tôm luôn gặp rủi ro. Thêm nữa, việc phát triển nuôi tôm của các hộ nông dân trong xã mang tính tự phát thiếu quy hoạch. Vì vậy, việc kiểm soát ô nhiễm môi trường và dịch bệnh là rất khó khăn.

GIS ( Geographical Information System) - hệ thống thông tin địa lý từ lâu đã được sử dụng trong các lĩnh vực của đời sống con người. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, GIS ngày càng có những tính năng ưu việt trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả thủy sản. Với việc số hoá các thông tin dữ liệu được đưa vào bản đồ nhiều hơn gấp nhiều lần, khả năng thao tác, phân tích, biểu diễn dễ dàng. Hơn thế nữa, các thông tin có thể liên tục được cập nhật rất thuận tiện cho việc quản lý và định hướng cho quy hoạch.


Chính vì vậy, việc ứng dụng GIS vào cuộc sống là một công việc rất cần thiết, trong đó đưa GIS vào sản xuất thủy sản cũng quan trọng không kém. Đáng tiếc rằng, cho tới nay công việc này ở nước ta còn quá hạn chế so với các nước trên thế giới.
Là một sinh viên thủy sản, tại thời điểm mà kiến thức ngày một nhiều hơn, những thành quả của lớp người đi trước nay được gạn lọc, gọt rũa. Các lớp đi sau phải kế thừa đồng thời phải tìm tòi những cái mới hơn.

Từ những lý do kể trên đề tài “Ứng dụng công nghệ GIS trong hỗ trợ quy hoạch hệ thống nuôi trồng thuỷ sản xã Xuân Lâm - huyện Tĩnh Gia - tỉnh Thanh Hoá” được ra đời. Đề tài nằm trong khuôn khổ dự án VIE/97/030 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm