Chế biến thủy sản theo chuỗi

Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hàng năm có sản lượng thủy sản từ khai thác, nuôi trồng hơn 3,2 triệu tấn, cung cấp nguồn nguyên liệu lớn cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản (XKTS). Dù có nhiều lợi thế để phát triển nhưng đến nay, vì nhiều lý do ngành công nghiệp này vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, trong đó chủ yếu do khâu chế biến còn ở trình độ thấp, giá trị gia tăng chưa cao, sản xuất còn đơn lẻ, chưa tạo thành liên kết chuỗi.

thức ăn thủy sản
Ảnh minh họa (Internet)

*Tiềm năng chưa được đáp ứng

ĐBSCL hiện có 276 cơ sở chế biến thủy sản, chiếm 47% cơ sở của cả nước, trong đó 270 cơ sở đủ điều kiện xuất khẩu hàng thủy sản vào EU, với 235 nhà máy có tổng công suất chế biến trên 1,2 triệu tấn/năm, chiếm gần 86% công suất chế biến thủy sản đông lạnh cả nước. Sản phẩm thủy sản của ĐBSCL đã được tiêu thụ ở 165 thị trường các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là những thị trường trọng điểm, giàu tiềm năng như: EU, Đông Âu, Mỹ, Canada, Brazil, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… với doanh số xuất khẩu hàng năm xấp xỉ 5 tỷ USD.

Song song với xuất khẩu, thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa cũng được chú trọng phát triển. Nhiều mặt hàng thủy sản nội địa đã được chế biến hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong nước với chất lượng ngày càng cao, mẫu mã, bao bì không ngừng cải tiến được tiêu thụ tại những siêu thị ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, một số thành phố lớn và các chợ trên khắp cả nước.

Ngoài ra, ngành công nghiệp chế biến XKTS ở ĐBSCL còn giải quyết việc làm cho hàng triệu công nhân lao động, tạo động lực cho nghề khai thác đánh bắt và nuôi trồng thủy sản phát triển, với giá trị sản xuất thủy sản chiếm hơn 35% trong giá trị sản xuất nông nghiệp (hơn 78% tổng giá trị XKTS cả nước) và hơn 12% tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế trong vùng.

Mặc dù vậy, theo Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành công nghiệp chế biến XKTS của ĐBSCL còn nhiều hạn chế, bất cập. Mặt hàng cá tra hiện chủ yếu là chế biến phile xuất khẩu, chiếm 90 - 98%; các mặt hàng tôm, mực và thủy hải sản khác, tỷ lệ sản xuất chế biến sản phẩm đạt giá trị gia tăng chưa cao, chỉ khoảng 30 - 50% so với tổng sản lượng XKTS. Điều đó cho thấy chế biến XKTS của ĐBSCL đang ở trình độ thấp, phần lớn là chế biến thô, giá trị kinh tế không cao. Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu đối với các sản phẩm chủ lực như: tôm sú sinh thái, cá tra, tôm, nghêu, sò huyết, cua biển… gắn với chỉ dẫn địa lý, xuất xứ nguồn gốc chưa được thực hiện hiệu quả.

Ngoài ra, các hoạt động triển lãm, quảng bá, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư còn thiếu chuyên nghiệp, thiếu nguồn đầu tư và nguồn nhân lực có kinh nghiệm, tay nghề cao. Các nhà máy chế biến thủy sản trong vùng hiện nay chỉ hoạt động khoảng 60 - 70% công suất thiết kế do nguồn nguyên liệu phụ thuộc mùa vụ, quy hoạch nhà máy chế biến chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu. Đây là những điểm hạn chế, yếu kém do chưa thực hiện liên kết giữa các tỉnh, các cụm vệ tinh, các chuỗi sản xuất sản phẩm thủy sản chủ lực trong vùng ĐBSCL.

*Định hướng phát triển

Theo Tiến sĩ Ngô Anh Tuấn, Trưởng nhóm tư vấn Dự án Khảo sát và đánh giá thí điểm các tỉnh trong việc hình thành các trung tâm phát triển thủy sản vùng ĐBSCL do Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện, từ nay đến năm 2020, ĐBSCL cần tập trung phát triển công nghiệp chế biến XKTS theo hướng quy hoạch hợp lý, bền vững và hiệu quả trên cơ sở tăng cường liên kết giữa các tỉnh phát triển chuỗi sản xuất những ngành hàng thủy sản theo cụm vệ tinh quanh các trung tâm phát triển vùng.

Cụ thể là xây dựng mạng lưới thông tin kết nối tất cả các tỉnh vệ tinh, cụm vệ tinh thông qua chuỗi sản xuất ngành hàng và cơ chế chia sẻ, cung cấp thông tin, chia sẻ lợi ích theo chuỗi giá trị. C ác nội dung, dữ liệu, số liệu cần thiết về nguồn nguyên liệu, thị trường, giá cả, cơ chế, chính sách… cần được cập nhật thường xuyên, liên tục cho các tỉnh và doanh nghiệp nắm bắt kịp thời để cùng chia sẻ, đề ra biện pháp ứng phó linh hoạt, hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các tỉnh vùng ĐBSCL liên kết, phối hợp trong công tác xúc tiến thương mại, mời gọi đầu tư, xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với từng đối tượng, sản phẩm thủy sản, trước mắt là con cá tra, tôm sú và một số đối tượng chủ lực khác theo từng cụm vệ tinh. Cùng với đó là liên kết trong quản lý chất lượng, từ khâu khai thác đánh bắt, nuôi trồng, chế biến đến người tiêu dùng.

Hiện nay, các nhà máy chế biến thủy sản đang được phân bố theo vùng nguyên liệu tập trung, hình thành những cụm chế biến các sản phẩm thủy sản chủ lực như: cụm chế biến thủy hải sản ở Kiên Giang, cụm chế biến tôm ở Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng; cụm chế biến các sản phẩm cá tra ở Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long; cụm chế biến nước mắm ở Phú Quốc (Kiên Giang).

Tiến sĩ Ngô Anh Tuấn cho rằng, cần hình thành Trung tâm phát triển thủy sản Cần Thơ gắn với vùng nuôi trồng thủy sản của ĐBSCL và Trung tâm nghề cá lớn Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam bộ với vai trò nòng cốt là các tổ chức hiệp hội, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước các địa phương và đại diện nông dân tham gia. Hai trung tâm thủy sản này không những làm cầu nối liên kết các tỉnh vệ tinh, cụm vệ tinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chế biến xuất khẩu mà còn mời gọi, thu hút dự án FDI, vốn ODA trong lĩnh vực thủy sản cho ĐBSCL.

Đối với chế biến thủy sản, trên cơ sở rà soát quy hoạch theo vùng nguyên liệu tập trung và ổn định, đầu tư nhà máy hợp lý và hiện đại, các địa phương cần kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép đầu tư các nhà máy, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thừa công suất chế biến như hiện nay. Bên cạnh việc tập trung đầu tư chiều sâu công nghệ, thiết bị máy móc để tăng sản lượng chế biến các mặt hàng có giá trị gia tăng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản ĐBSCL, các doanh nghiệp cần tăng cường kiểm soát các tiêu chuẩn, quy chuẩn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến.

Ngoài ra, ĐBSCL có kế hoạch đầu tư Trung tâm nghiên cứu thị trường và sàn giao dịch thông tin thủy sản (tại Cần Thơ) để hỗ trợ, kết nối các hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản của các tỉnh trong vùng với cả nước cũng như thị trường thủy sản quốc tế. Song song với đó là đầu tư Trung tâm triển lãm, xúc tiến thương mại thủy sản để hỗ trợ việc giao lưu, quảng bá thương hiệu thủy sản ĐBSCL, gắn kết các hoạt động thương mại thủy sản với các hoạt động sản xuất thủy sản và các hoạt động giao thương quốc tế./.

Báo Tin Tức, 31/01/2014
Đăng ngày 01/02/2014
Lê Huy Hải
Kinh tế

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Góc nhìn cho ngành nuôi trồng thủy sản 2022

Báo cáo của Rabobank tại hội nghị GOAL của Liên minh thủy sản Toàn cầu đã chỉ ra những gì mà các tác giả của báo cáo nhận thấy thông qua năm yếu tố quan trọng nhất từ những sự kiện vừa qua của năm 2021. Dưới đây là một số điểm chính ghi nhận từ báo cáo.

tôm hùm
• 07:00 20/01/2022

Bạc Liêu: Ổ dịch Covid-19 tại Công ty thủy sản Tấn Khởi tiếp tục lây lan

Trước tình hình ổ dịch Covid-19 tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi ở TX.Giá Rai tiếp tục lây lan trong cộng đồng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng đã trực tiếp làm việc với địa phương để bàn giải pháp sớm khống chế dịch bệnh.

công ty Châu Bá Thảo
• 11:28 22/10/2021

Xuất khẩu thủy sản: Chông chênh con đường hồi phục

Những tháng cuối năm, các doanh nghiệp chế biến thủy sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

chế biến tôm
• 09:56 19/10/2021

Hội nghị thượng đỉnh đổi mới thực phẩm xanh trở lại London

Hội nghị Thượng đỉnh Đổi mới Thực phẩm Xanh (Blue Food Innovation Summit) quy tụ ngành nuôi trồng thủy sản để khám phá những cơ hội và thách thức trong việc mở rộng quy mô sản xuất thực phẩm xanh đồng thời bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái đại dương.

Hải sản
• 10:32 13/03/2024

Bệnh Tilv và vấn đề Brazil không nhập khẩu cá rô phi Việt Nam

Theo thông báo của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường- NAFIQPM (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kể từ ngày 14/2 Brazil tạm dừng nhập khẩu cá rô phi Việt Nam cho đến khi có kết luận rà soát bệnh do virus TiLV gây bệnh trên cá rô phi, vì đất nước này lo ngại việc nhập khuẩn làm lây lan dịch bệnh.

Cá rô phi
• 11:05 01/03/2024

Bình Định thực hiện nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả

Trong năm 2023 Trung tâm Khuyến nông tập trung triển khai các mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa các đối tượng nuôi, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm, gắn với liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị đã góp phần hạn chế rủi ro bệnh dịch, cải thiện môi trường sinh thái vùng nuôi, tạo ra các sản phẩm an toàn sinh học, nâng cao giá trị kinh tế, đem lại thu nhập ổn định và bền vững cho người nuôi.

Các mô hình nuôi trồng thủy sản
• 09:59 29/02/2024

Trung Quốc, Nhật Bản: Thị trường xuất khẩu thuận lợi cho đầu năm 2024

Thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn tại EU. Tuy nhiên, ở thị trường Trung Quốc và Nhật Bản thì con tôm nước ta lại có chỗ đứng hơn.

Sản phẩm tôm chế biến
• 10:12 27/02/2024

Nuôi kết hợp cá chạch lấu với cá heo đuôi đỏ mạng lại lợi nhuận cao

Mô hình nuôi cá chạch lấu kết hợp với cá heo đuôi đỏ trong bể cá lót bạt đặt trong vườn xoài đã mang về nguồn thu nhập hàng tỷ đồng mỗi vụ cho người nông dân ở Đồng Tháp.

Cá chạch lấu
• 18:39 19/03/2024

Top 5 các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản 2024

Trong nền kinh tế toàn cầu, ngành công nghiệp thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn thực phẩm chất lượng cao cho các thị trường trên khắp thế giới.

Tôm thẻ
• 18:39 19/03/2024

Những lợi ích của ốc gạo đối với con tôm mà bạn không ngờ tới

Ốc gạo có lẽ là một trong những yếu tố ít được nhắc đến nhưng lại đóng vai trò quan trọng đối với ngành nuôi tôm. Với giá thành thấp, dễ tìm thấy, ốc gạo được xem là nguồn thức ăn tự nhiên hiệu quả đối với con tôm.

Ốc gạo
• 18:39 19/03/2024

Chuẩn bị cho vụ nuôi tôm thắng lợi

Bước vào vụ nuôi tôm đầu năm nay, ngành chức năng Bình Định khuyến cáo người nuôi thực hiện nghiêm các biện pháp kỹ thuật, nhất là chú trọng việc tu bổ bờ, ao, cải tạo ao đúng quy trình; chọn con giống đảm bảo chất lượng, đã qua kiểm dịch; sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp bổ sung thức ăn tươi không gây ô nhiễm môi trường.

Ao nuôi tôm
• 18:39 19/03/2024

Mới có 17,4% cơ sở nuôi tôm được cấp mã số nhận diện

Cục Thủy sản cho biết, kết quả cấp Giấy xác nhận đăng ký nuôi (mã số nhận diện) đối với tôm nước lợ đến nay mới đạt 17,4%, dẫn đến khó khăn trong truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU.

Ao tôm
• 18:39 19/03/2024