Gian nan nghề đánh cá cơm

Nửa đêm về sáng là lúc những người nghèo bắt đầu cuộc mưu sinh đầy gian nan trên sông Hậu bằng nghề đánh lưới cá cơm…

đánh cá cơm
Đánh lưới cá cơm - Ảnh: Lệ Thu

Vất vả mưu sinh

Hằng đêm, ở bãi bồi ven sông Hậu (xã Khánh Hòa, H.Châu Phú, An Giang) có khoảng vài chục ghe, xuồng đánh lưới cá cơm. Dong chiếc xuồng đến khúc bãi bồi vắng, ông Nguyễn Văn Tiếp (69 tuổi) ra hiệu cho mọi người trên xuồng bủa lưới. Như được phân công nhiệm vụ từ trước, anh Nguyễn Văn Tèo nhanh nhẹn trầm mình xuống dòng nước lạnh lẽo, rồi rê dàn lưới. Anh nói: “Hôm nay gió mạnh lạnh quá, chắc đánh 2 - 3 chuyến phải nghỉ giũ lưới”.

Rê lưới được một đoạn, thấy cá cơm nhảy lung tung, anh Tèo phỏng đoán: “Mẻ này khoảng chục ký, không uổng công đêm nay chịu lạnh”. Khi hai đầu lưới vừa giáp lại, chị Mén (em của Tèo) nhảy ầm xuống nước hì hục bóp chì. Người bóp chì và người phân lưới phải phối hợp ăn khớp thì mới dính cá nhiều. Khi dàn lưới được phân lên gần giáp, đàn cá cơm nhảy xoi xói, anh Tèo nhanh tay lấy chiếc rổ xúc cá cho vào thau. Đưa lên cân thử, thau cá nặng hơn 11,5 kg, anh Tèo hồ hởi: “Hôm nay, mới đánh mẻ lưới đầu đã trúng. Từ đây đến sáng chắc kiếm được vài chục ký cá cơm”.

Hôm chúng tôi tháp tùng “đoàn” đánh cá cơm, bà Nguyễn Thị Mến (70 tuổi) cũng tham gia cùng các con. Bà kể: “Hồi trước, ở khúc sông này mỗi đêm có khoảng  30 xuồng ghe đánh lưới cá cơm. Lúc đó, chồng tôi canh theo con nước ròng đánh mỗi ngày vài chục ký là chuyện thường. Nhưng mấy năm nay lượng cá cơm trên sông giảm dần. Có hôm, chúng tôi đánh suốt đêm chỉ được vài ký, không đủ chia nhau ăn”.

Cuộc đời bà Mến gắn chặt với đoạn sông này nên bà rất rành về chuyện đánh cá cơm. Từ khi chồng qua đời, bà cùng các con là anh Tèo, chị Mén, chị Lành tiếp tục bám sông mưu sinh. Bà nói: “Sống ở đâu quen đó, làm nghề đánh lưới cũng vậy, hôm nào không đi đánh lưới, cảm thấy rất bứt rứt. Cảnh nghèo thì ráng làm tiếp tụi nhỏ, chứ ngồi không hoài lấy đâu ra tiền để chi tiêu trong gia đình”.

“Nồi cơm” của người nghèo

Hầu hết những người mưu sinh bằng nghề đánh lưới cá cơm trên sông Hậu đều có hoàn cảnh khó khăn. Không ruộng đất, họ lấy sông sâu làm kế sinh nhai. Ông Nguyễn Tấn Điện trên 40 năm đánh cá cơm nên biết rất rành chỗ sâu cạn, chỗ có nhiều cá trên sông. Nắng sớm vừa lóe lên cũng là lúc “đội quân” đánh cá cơm trên ghe ông Điện cập bến. Những đứa trẻ theo cha mẹ kéo lưới đầu cổ ướt sũng, run cầm cập.

Chỉ tay về hạ nguồn dòng sông, ông Nguyễn Tấn Điện cho biết khúc sông này đã có người “xí” chỗ hết. Mỗi một luồng cây cắm trải dài là một bãi cá đã có chủ. Đó là quy định bất thành văn, bãi cá của ai thì người ấy đánh, không được phép xâm phạm của người khác. Trước đây, muốn bắt được cá cơm thì người đánh lưới phải bỏ tiền ra thuê bãi bồi của chủ đất. Còn bây giờ cá ngày càng ít, chủ đất “buông xuôi” cho dân nghèo kiếm sống. “Chúng tôi xem bãi sông như “nồi cơm” của mình. Nhờ đánh lưới cá cơm mà có tiền đong gạo hằng ngày. Thường vào tháng 11 âm lịch hằng năm, chúng tôi bắt đầu xuống đường ven. Sau đó, mua trái cây hoặc đầu heo về cúng “bà cậu” độ làm ăn suôn sẻ. Khi đó, mọi người cùng nổ máy dong ghe bủa mẻ lưới lấy ngày. Cá cơm thường đi theo con nước mùng mười hoặc ngày rằm trong tháng, nhưng phải canh theo lúc nước ròng cá tụ thành từng đàn, đánh sẽ trúng hơn”, ông Điện nói.

Cá cơm bắt đầu xuất hiện từ tháng 11 kéo dài cho đến mùng 5 tháng 5 âm lịch năm sau. Qua thời gian này, người đánh lưới sẽ kéo ghe, xuồng lên bờ xả hơi. Sau đó, tìm việc làm thuê kiếm sống đợi mùa cá sang năm. Ông Điện nói với giọng trầm buồn: “Trước đây, vào mùa nước nổi còn làm thêm nghề kéo cá, tôm trên đồng. Còn nay đồng ruộng đê bao khép kín sản xuất 3 vụ nên chúng tôi phải đi nhổ cỏ, be bờ kiếm sống. Những năm trước còn đi cắt lúa mướn, nhưng nay có máy gặt đập liên hợp, tụi tôi thất nghiệp dài dài”.

Tại những bãi bồi ở H.Chợ Mới, TP.Long Xuyên, mỗi ngày có vài chục xuồng của dân nghèo đánh lưới cá cơm. Cá cơm được bạn hàng tại chợ Long Xuyên cân với giá từ 20.000 - 25.000 đồng/kg. Nếu hôm nào rơi ngay con nước rong thì giá cá sẽ khoảng 30.000 đồng/kg.

Báo Thanh Niên, 15/04/2014
Đăng ngày 16/04/2014
Lệ Thu
Đánh bắt

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 12:38 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 12:38 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 12:38 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 12:38 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 12:38 20/04/2024