Chia sẻ với nông dân

Câu chuyện về những nông dân ở Đồng Tháp và An Giang “tự phát” nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt đang trở thành vấn đề thời sự làm đau đầu các ngành chức năng trong những ngày qua. Vì sao lâu nay tôm thẻ chân trắng chỉ được nuôi ở vùng nước lợ thuộc các tỉnh ven biển, nay nông dân ở vùng nước ngọt quanh năm như Đồng Tháp và An Giang lại nảy sinh “sáng kiến” nuôi trong vùng ngọt bằng cách khoan giếng và sử dụng muối để tăng độ mặn.

nuôi tôm vùng ngọt hóa
Ảnh minh họa: tepbac.com

“Sáng kiến” của nông dân đã mang lại hiệu quả khi vụ nuôi đầu thành công, song các ngành chức năng lo “sốt vó” bởi việc phát triển tôm thẻ chân trắng tràn lan trong vùng ngọt sẽ phá vỡ quy hoạch nuôi cá tra, tôm càng xanh, cây lúa…; đồng thời đe dọa cạn kiệt tầng nước ngầm, nguy cơ nhiễm mặn.

Trước tình hình này, 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp đều có chung phương án xử lý “không cho nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng ngọt”. Theo đó, sau vụ nuôi này, nông dân phải chuyển các ao hầm nuôi tôm thẻ chân trắng sang nuôi cá tra, tôm càng xanh hoặc các loài thủy sản nước ngọt khác, nhằm tránh những ô nhiễm môi trường có thể xảy ra sau này.

Quyết định trên khiến nhiều nông dân than phiền, hơn 3 năm nay hàng loạt hộ nuôi cá tra lỗ thê thảm do rớt giá; trong khi nghề nuôi tôm càng xanh bây giờ hiệu quả rất thấp do nguồn giống bị thoái hóa; nuôi cá lóc, cá rô… cũng bấp bênh do giá lên xuống thất thường. Đối với cây lúa, gần đây giá giảm liên tục nên nông dân làm quần quật nhưng chẳng được gì.

Có thể nói, nông dân bây giờ rất chao đảo không biết định hướng đâu mà lường. Việc nuôi con gì, trồng cây gì mà Nhà nước khuyến cáo thì sớm hay muộn cũng rơi vào cảnh “được mùa, rớt giá” không tiêu thụ được. Trong khi đó chính quyền địa phương và ngành chuyên môn luôn khuyến cáo nông dân cần phải sản xuất gắn với nhu cầu thị trường. Nhưng ai là người tìm thị trường và thị trường ở đâu thì mù tịt. Chính vì thế mà những nông dân Đồng Tháp và An Giang phải tự “cứu mình” bằng cách tự phát nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt, bởi trước mắt nuôi tôm thẻ chân trắng đang chứng minh hiệu quả kinh tế cao.

Từ nhiều năm nay, mỗi khi nông sản rớt giá, ùn ứ đầu ra, ngành chức năng luôn đổ lỗi cho nông dân bằng những câu nói quen thuộc “làm theo phong trào” hoặc “không theo quy hoạch” hay “sản xuất không gắn với thị trường”… Có thể thấy, nói như thế chủ yếu để “phủi tay”, không cơ quan nào dám nhận trách nhiệm về mình và phần thiệt bao giờ nông dân cũng gánh chịu.

GS-TS Võ Tòng Xuân, chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp, đã nói thẳng thắn: “Vai trò nhà nước, cụ thể là Bộ NN-PTNT thời gian qua điều hành theo kiểu chắp vá, thấy hư đâu sửa đấy, không có một chiến lược dài hạn khả thi đồng bộ, có hệ thống. Trong nhiều chương trình phát triển nông nghiệp cứ khuyến khích kiểu mạnh ai nấy làm như, khuyến nông thì hô hào trồng giống này, nuôi con kia mà không mua; đại lý bán thuốc, bán phân khuyến cáo nông dân mua dùng… trong khi nông dân mạnh ai nấy lo, trăm người trăm vẻ. Đến khi thu hoạch có hàng chục giống, mặc sức cho hàng trăm thương lái ép giá”.

Nhiều ý kiến đề xuất, Nhà nước nên tổ chức sản xuất mỗi ngành hàng như thủy sản, lúa gạo, trái cây… một cách có hệ thống theo chuỗi giá trị. Phải tìm được thị trường rồi mới tổ chức cho nông dân sản xuất, theo hướng liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Nhà nước sẽ có chính sách khuyến khích và hỗ trợ tích cực cho từng công đoạn của chuỗi giá trị đó. Phía Bộ Công thương và các bộ, ngành liên quan nên tái cơ cấu các tổng công ty theo hướng có nhiều chuyên viên thông thạo ngoại ngữ và sành sỏi các thị trường quốc tế, trước mắt là thị trường Trung Quốc, thị trường châu Phi… để tìm đầu ra lâu dài, ổn định cho nông sản.

Hiện tại, nhiều địa phương đang đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Đồng Tháp là tỉnh đầu tiên ở ĐBSCL vừa thông qua đề án với Thủ tướng Chính phủ. Tái cơ cấu nông nghiệp, vai trò doanh nghiệp rất quan trọng trong việc hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh từng lưu ý, tái cơ cấu ngành nông nghiệp cần phát huy thế mạnh như cá tra, lúa gạo, trái cây… Đề án cần đi vào cụ thể từng sản phẩm sản xuất gắn với thị trường, mà vấn đề hợp tác là rất cần thiết; bởi không liên kết thì sản xuất nông nghiệp cứ bấp bênh. Vấn đề chính sách cho nông nghiệp cần nghiên cứu theo nhu cầu thực tiễn, giải quyết được những bức xúc đặt ra.

Trong phát triển “tam nông”, nông dân là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, nông dân cũng đóng vai trò chính yếu. Bây giờ đến lượt triển khai tái cơ cấu nông nghiệp, nhiều địa phương cũng đặt trọng tâm vào nông dân. Tầm quan trọng của nông dân như vậy, thiết nghĩ ngành chức năng đừng để nông dân cứ “tự bơi” mãi trong thời buổi xuất khẩu nông sản phải cạnh tranh quyết liệt và chịu nhiều rủi ro…

Báo Sài Gòn Giải Phóng, 14/04/2014
Đăng ngày 15/04/2014
Huỳnh Lợi
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 04:16 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 04:16 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 04:16 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 04:16 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 04:16 26/04/2024