Nỗi buồn "đệ nhất đặc sản" sông Giăng

Ở Nghệ An bây giờ, loài cá mát đánh bắt tự nhiên được những người sành điệu xem là "đệ nhất đặc sản". Do nguồn lợi từ loại cá này mang lại, trên con sông Giăng - nơi cá mát sinh sống nhiều, các thợ săn cá "chà xát" dữ dội. Họ không chỉ sử dụng các phương pháp đánh bắt truyền thống như thả câu, quăng chài mà sử dụng các biện pháp mang tính hủy diệt khiến cho loài thủy sản quý này đứng trước nguy cơ tuyệt diệt.

sông Giăng.
Thuyền chài săn cá trên sông Giăng.

"Biển thì thu, đao. Rào thì rầm, mát"

Theo cuốn Nghệ An ký (ghi chép về xứ Nghệ An) của cụ Hoàng giáp Dương Lịch biên soạn hồi đầu thế kỷ 19, sông Giăng bắt nguồn từ vùng miền núi Con Cuông, sau khi chảy qua huyện Anh Sơn vào đất Thanh Chương thì nhập vào sông Lam. Con sông này là nơi sinh tụ của cá mát, loại cá quen sống ở vùng nước ngọt, mình cá có từ 3 đến 6 chấm đen, còn vi cá thì màu hồng. Cá mát thường được cư dân địa phương đánh bắt vào buổi rạng sáng vì khi đó, ruột con cá mát có màu trắng tinh từ đầu đến cuối không có một vệt đen nào. Nếu cá mát đực thì có 2 "bầu sữa", còn cá mát cái thì có hai buồng trứng. Cá mát là loài cá nhỏ, thường chỉ bằng hai ba ngón tay người lớn, con to nhất cũng chỉ tầm hơn nửa cân. Bắt đầu từ tháng 8 âm lịch hằng năm là mùa cá mát. Loài cá này vừa lành vừa bổ, thịt lại thơm ngon, ít xương. Đặc biệt tốt với phụ nữ sau khi sinh nở, ăn cá mát vào sẽ nhiều sữa, chống được bệnh sản hậu và cơ thể mau hồi phục...

Một đồng nghiệp địa phương kể với tôi rằng, trước đây, ở sông Giăng, cá mát nhiều vô kể. Cư dân các xã miền núi dọc theo hai bên bờ sông thường mò bắt cá ngay trong các khe đá. Cá mát sống từng đàn ở các khe đá và nơi nước chảy xiết. Từ chập tối đến sáng, cá bắt đầu theo nhau đi tìm kiếm các loại côn trùng trên mặt nước, các loại rong tảo bám trong bờ bụi. Ăn no rồi chúng kéo nhau đi tìm bầu bạn trong dòng nước. Cái tên "cá mát" không biết có xuất xứ từ bao giờ, nhưng theo nhiều người thì do chúng sinh sống trong những khe đá dưới lòng sông rất mát và ăn thịt nó cũng rất "mát" nên dân gian đặt tên như vậy. "Do cá mát ăn ngon đến mức nhiều người khi thưởng thức không muốn nuốt vì sợ mất đi cái vị thơm, bùi đầy quyến rũ của nó, thế nên từ xa xưa, ở vùng Nghệ An, dân gian đã có  "Biển thì thu, đao. Rào thì rầm, mát". Kể từ ngày cá mát trở thành "đệ nhất đặc sản" (khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây), giá trị của nó tăng lên chóng mặt. Các nhà hàng, khách sạn lúc nào cũng sẵn sàng thu mua với giá từ 200-300 nghìn đồng/kg, còn khách ở xa tới sẵn sàng bỏ ra 400-500 trăm nghìn đồng để mua 1kg cá mát..." - Anh bạn đồng nghiệp tiết lộ với tôi.

Mỗi ngày một hiếm

Sau khi dành thời gian khám phá cảnh sắc và con người bản Xiềng (xã Môn Sơn, huyện con Cuông), khoảng 2 giờ chiều, tôi cùng anh bạn đồng nghiệp ra bến thuyền dưới chân núi Pha Lài để tìm mua "đệ nhất đặc sản", nhưng không có. Qua giây phút hẫng hụt, hai anh em  nhờ một trai bản tên là Lô Văn Bân dùng thuyền gỗ ngược ghềnh để đến khe Búng, nơi trước đây được xem là một "mỏ" cá mát - Theo lời của Bân. Trên suốt cả chặng đường, mỗi khi trông thấy dân chài trên dòng sông Giăng, theo yêu cầu của chúng tôi, Bân đều bẻ lái cho thuyền sáp đến để hỏi xem có cá mát hay không, nhưng chỉ nhận được những cái lắc đầu. Bân bảo: "Cách đây mấy năm, trên sông Giăng, cứ lên thuyền ngược dòng về phía thượng nguồn là có thể đảm bảo kiếm được vài cân. Còn bây giờ, thi thoảng lắm mới được vài lạng. Tụi em là dân chuyên nghề săn cá mát, nhưng lâu lắm rồi mới vớ được mẻ dăm bảy con. Sợ rồi mai này sông Giăng sẽ không còn cá mát...".

Cũng theo lời Bân thì cả bản Xiềng trước đây chủ yếu sống bằng nghề buông câu thả lưới trên sông Giăng, vậy nhưng bây giờ, cá tôm không còn sẵn nên đa phần đã chuyển nghề khác. Tuy nhiên, do tiếc nuối nghề nghiệp nên hiện vẫn có nhiều người duy trì cảnh lênh đênh trên sông nước. Là con út trong gia đình có 5 anh em, tất cả đã có gia đình riêng và đều theo nghề chài lưới, suốt cả ngày, vợ chồng Bân lênh đênh trên sông, nhưng cá tôm họ bắt được cũng chỉ đủ để gia đình sinh sống. Với hai đứa con đang ăn học, nếu ngày nào không kiếm đủ lượng cá tôm cần thiết, ở nhà phải đi vay gạo láng giềng.

Hôm nay, vợ chồng bảo nhau về sớm để đi ăn đám giỗ ở bản bên thì gặp chúng tôi. Nể tình khách miền xuôi, Bân nói vợ về nhà cho kịp, còn mình trở thành "hướng dẫn viên du lịch" bất đắc dĩ. Bân còn cho biết, trước đây, trên sông Giăng, các loại  cá tôm, đặc biệt là cá mát nhiều đến mức người ta thường nói một cách hình ảnh là người lội qua sông phải rẽ cá mà đi, người xuống sông tắm, từng đàn cá đến vây quanh đùa giỡn. Trong ký ức tuổi thơ của Bân, vẫn còn in đậm những cảnh dùng cá mát ăn thay cơm. "Ðến bữa, sau khi nồi cơm được bắc lên bếp, mấy anh em lại ra triền sông ven chân núi Pha Lài, xa hơn thì ngược lên khe Choăng, khe Thơi, khe Bê hay khe Tàng lặn hụp một lát là đã có đủ cả mớ cá mát to, đủ cho một nồi canh lớn cho cả nhà và mỗi người còn có thêm vài con để nướng tươi bên bếp củi. Còn bây giờ, do nhiều người dùng mìn, kích điện săn cá mát nên loài cá này ngày càng khan hiếm..." - Vừa chèo thuyền, Bân vừa tâm sự trong ánh mắt xa xăm.

cá mát
Chỉ có vài con cá mát nhỏ xíu trong mớ "chiến lợi phẩm" của vợ chồng anh Lô Văn Bân sau hơn nửa ngày lặn ngụp trên sông.

Nguy cơ tuyệt chủng

Thuyền đến khe Búng khi những đám mây trắng khổng lồ liên tục đùn lên trên những ngọn núi xanh thẫm phía xa. Mặc! Mấy chiếc thuyền gỗ vẫn buông câu, thả lưới trên sông. Ghé sát một chiếc thuyền đang đậu sát bờ, như có vẻ đang chờ màn đêm buông xuống rồi mới "tác nghiệp", chúng tôi được ông Lô Văn Òn, chủ thuyền tiếp chuyện. Ông Òn cho biết, một phần nhỏ cá tôm đánh bắt được, dân vạn chài ở đây bán cho dân khai thác lâm thổ sản, số còn lại mang về bến Pha Lài để bán cho những người chuyên thu gom để chuyển về xuôi. Nét mặt đượm buồn, ông thở dài khi chúng tôi hỏi về những kỷ niệm vui buồn trong nghề săn cá mát, đại ý rằng: "Còn ít sức lực, tôi tự nhủ cố mà lặn lội để đỡ phụ thuộc vào con cháu chứ chả mong kiếm nhiều tiền nhờ cá mát. Cả đời người gắn bó với con sông Giăng, đến giờ, tôi nhận ra con người quá bạc với loài cá vốn giúp bao nhiêu thế hệ ở vùng rừng núi này trong cuộc sống sinh tồn. Cả năm nay, chưa đêm nào tôi đánh bắt nổi một cân cá mát...".

Theo ông Òn, câu chuyện về những "mỏ" cá mát trên thượng nguồn sông Giăng chỉ còn trong quá khứ, bởi giờ đây, giống cá này trở thành đặc sản với giá cao ngất ngưởng. Trước đây, người dân sống hai bên bờ sông mỗi chiều đi làm về, ra sông tắm giặt chỉ cần vác theo cái chài, quăng vài phát cũng đủ cá ăn. Thế nhưng, những năm gần đây, cá mát sông Giăng có dấu hiệu cạn kiệt. Hiện nay, có rất nhiều người buôn cá ngày nào cũng đi dọc bờ sông tìm mua cá để chuyển về các nhà hàng, khách sạn dưới Vinh, thậm chí ra cả Hà Nội. Thấy giá cao, người ta đua nhau đi đánh bắt cá, tìm mọi biện pháp, kể cả dùng xung điện, chất nổ... "Nhiều người săn lùng quá! Các anh cứ thử hình dung xem, hàng trăm người suốt ngày đêm cứ mai phục bên dòng sông để săn bắt các loài cá quý, cá ngày càng ít đi thì có gì là lạ?" - Ông Òn đặt câu hỏi với chúng tôi.

...Trên đường trở về bản Xiềng, tôi để ý thấy vẻ mặt Bân - chàng trai sinh ra và lớn lên ở vùng thượng nguồn sông Giăng - có vẻ thẫn thờ. Có lẽ, do lời tâm sự buồn của ông Òn về loài cá thân thương trên dòng sông mà anh đã gắn bó từ thủa ấu thơ, đang có nguy cơ "tuyệt chủng". Cũng có thể anh lo lắng rằng, trong tương lai không xa, câu ca dao "Tiếng đồn cá mát sông Giăng/Dẻo cơm Kẻ Quạ, ngon măng Chợ Cồn..." sẽ chỉ còn đúng một phần, đơn giản vì loài cá mát trên sông Giăng không còn nữa...

Báo Biên Phòng, 16/04/2014
Đăng ngày 18/04/2014
Lê Vân
Đánh bắt

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 05:11 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 05:11 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 05:11 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 05:11 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 05:11 25/04/2024