Tăng tính bền vững trong phát triển nuôi tôm công nghiệp

Đầm Dơi là huyện có diện tích nuôi tôm công nghiệp lớn nhất tỉnh. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, những năm qua, cấp ủy và UBND huyện, xã, thị trấn có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, sát thực tế, ngành chuyên môn tích cực tổ chức thực hiện, nhân dân có quyết tâm cao nên diện tích phát triển nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện không ngừng tăng lên.

ao nuôi tôm công nghiệp
Một ao nuôi tôm mới đầu tư. Ảnh tepbac.com

Cụ thể, tổng diện tích phát triển qua các năm: Năm 2011 là 1.659ha, năm 2012 là 2.210ha, năm  2013 là 2.231ha, đến tháng 3-2014 là 2.601ha.

Tình hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN) trên địa bàn huyện thời gian qua gặp một số khó khăn: Cơ sở hạ tầng phục vụ cho NTCN còn yếu kém; dịch bệnh trên tôm nuôi công nghiệp còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; việc người dân tự phát nuôi ngoài vùng quy hoạch, gây khó khăn cho công tác quản lý vùng nuôi, quản lý môi trường, nhiều hộ nuôi áp dụng quy trình kỹ thuật chưa tốt, thậm chí có hộ chưa lần nào được tập huấn kỹ thuật cũng tham gia nuôi tôm theo phong trào; giá cả một số nguyên liệu, vật tư phục vụ phát triển NTCN biến động theo chiều hướng tăng hàng năm, giá tôm đang có diễn biến không thuận lợi…

Tuy nhiên, nhìn chung tình hình NTCN trên địa bàn huyện Đầm Dơi 6 tháng cuối năm 2013 và những tháng đầu năm 2014 có nhiều thuận lợi, dịch bệnh trên tôm nuôi từng bước được kiểm soát và khắc phục, nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn đạt hiệu quả khá cao, có hộ nuôi tôm thẻ chân trắng đạt năng suất trên 10 tấn/ha/vụ, có hộ nuôi tôm sú đạt lợi nhuận 5 - 7 tỷ đồng, sản lượng tôm nguyên liệu tăng đáng kể, lợi nhuận tương đối cao, diện tích NTCN không ngừng được mở rộng. Tỷ lệ hộ thành công nâng lên, tỷ lệ hộ bị thiệt hại giảm nhiều. Theo nhận định của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi, nếu giá tôm nguyên liệu trong thời gian tới diễn biến không xấu hơn hiện nay, thì diện tích NTCN có khả năng mở rộng nhiều hơn nữa.

Để tìm quy trình kỹ thuật tốt hơn, huyện tổ chức tổng kết các mô hình nuôi hiệu quả để phổ biến kinh nghiệm cho người nuôi, đồng thời liên hệ với các cơ quan chuyên ngành hỗ trợ, trong đó có Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ) xây dựng và thực hiện thành công Dự án sản xuất thử nghiệm Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi, theo một số công nghệ và tiêu chí mới so với thực tế đang áp dụng trong dân. Mục tiêu của dự án là ứng dụng một số tiêu chí của quy trình VietGAP trong nuôi tôm thẻ chân trắng, với quy mô 1,2ha mặt nước nuôi, mật độ 70 con/m2, trọng lượng trung bình thu hoạch 50 - 60 con/kg, đạt năng suất 10 tấn/ha/vụ. Mô hình đã kết thúc vào giữa tháng 3-2014 cho kết quả vượt hơn mục tiêu đặt ra.

Mô hình thực hiện được triển khai 3 ao, diện tích mặt nước 11.000m2, tại hộ bà Nguyễn Thị Huệ ở ấp Tấn Ngọc, xã Ngọc Chánh. Sau khi thả giống 100 ngày thu hoạch được 16 tấn, loại tôm 44 con/kg, quy đổi năng suất 14,5 tấn/ha/vụ, lãi suất đạt trên 50%. So với thời gian hộ nuôi trước kia chưa áp dụng một số tiêu chí của quy trình VietGAP thì 3 ao và diện tích này chỉ đạt dưới 6 tấn/ha/vụ, lãi suất dưới 50%. Sự phấn khởi không chỉ có bà Nguyễn Thị Huệ mà những người nuôi tôm đều có niềm vui chung vì bài toán khó gây trăn trở bấy lâu đã có lời giải bước đầu, huyện cũng thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm quy trình nuôi tôm tốt hơn để phục vụ mục tiêu phát triển tôm công nghiệp.

Để thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu, hiệu quả kinh tế và tính bền vững, huyện Đầm Dơi đang tích cực tập trung chỉ đạo các vấn đề lớn. Đầu tiên là đẩy mạnh công tác quy hoạch, rà soát điều chỉnh hợp lý vùng NTCN cho phù hợp với các điều kiện tự nhiên và xã hội, không phân biệt đối tượng tôm nuôi, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành quy hoạch, hạn chế thấp nhất hiện tượng tự phát hiện nay. Cuộc vận động này đòi hỏi vai trò gương mẫu của đảng viên, cán bộ hết sức quan trọng, các đoàn thể có trách nhiệm đối với hội viên của mình.

Bên cạnh đó, xây dựng kết cấu hạ tầng; huy động các nguồn vốn, trong đó vốn ngân sách nhà nước giữ vai trò hỗ trợ; ưu tiên vùng được quy hoạch, có nhiều hộ nuôi và nhu cầu bức thiết về hạ tầng, hạng mục đầu tư ưu tiên là điện và cấp thoát nước. Đầu tư gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới. 

Về kỹ thuật, tập huấn, tập huấn lại, hội thảo mô hình… làm cho tay nghề người nuôi ngày càng tốt. Bố trí cán bộ kỹ thuật theo dõi sát tình hình diễn biến vùng nuôi, ngoài việc giúp người nuôi về kỹ thuật cơ bản còn hướng dẫn ứng phó với những biến cố nếu có. Kịp thời tổng kết các điển hình hiệu quả, các quy trình kỹ thuật tiên tiến, phối hợp với các cơ quan khoa học chuyên ngành thủy sản trong và ngoài tỉnh xây dựng các mô hình nhằm hướng dẫn trực quan và tổng kết bổ sung lý thuyết trong giảng dạy.

Làm tốt công tác quản lý cộng đồng. Có các tổ chức tập hợp người nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể như câu lạc bộ, tổ hợp tác sản xuất…, tùy từng tổ chức mà tổ viên tự giác cùng xây dựng quy chế hoặc quy định cụ thể như xử lý ô nhiễm, trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm, lịch thời vụ, hỗ trợ nhau về vốn, lao động, cùng bảo vệ an ninh…

Trong khâu dịch vụ, cần tổ chức tốt dịch vụ đầu vào: Tôm giống, thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm… không thiếu, cái đáng lo là chất lượng và giá cả, việc này cơ quan quản lý hết sức cố gắng, song quan trọng nhất là người nuôi tôm thông qua hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, những người có kinh nghiệm để rèn luyện kỹ năng cho mình để chọn được sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất. Dịch vụ đầu ra thì khuyến khích các doanh nghiệp, thương lái thu mua và cạnh tranh lành mạnh là điều kiện có lợi cho người nuôi tôm.

Dù đạt những kết quả nhất định, song việc phát triển diện tích NTCN vẫn còn khó khăn, khó nhất là hiệu quả chưa đều, tính ăn chắc chưa cao, môi trường và sự bền vững còn nhiều vấn đề. Đảng bộ huyện Đầm Dơi đang cùng người nuôi tôm tích cực tìm kiếm những lời giải cho các câu hỏi còn để ngỏ.

Báo Đất Mũi, 15/04/2014
Đăng ngày 18/04/2014
Hồng Đức
Nuôi trồng

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 21:03 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 21:03 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 21:03 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 21:03 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 21:03 25/04/2024