Thị trường thủy sản rối loạn vì thương nhân Trung Quốc

Rối loạn thị trường, gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh là những hệ lụy từ cơn sốt thương nhân Trung Quốc tranh mua thủy sản ở nhiều tỉnh ven biển miền Trung.

cảng cá
Các đầu nậu thu mua cá cơm tại cảng cá Âu Thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng) rồi xuất sang Trung Quốc. Ảnh: NLĐ

Với những ngư dân ngày ngày có mặt ở cảng cá Vĩnh Lương, Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, chuyện những thương nhân Trung Quốc tranh mua thủy sản không phải là mới vì từ cách đây nhiều năm, một số người Trung Quốc mà thoạt nhìn, người dân trong vùng nhầm là du khách - đã có mặt ở cảng cá Vĩnh Lương. Hoặc trực tiếp lựa chọn, ngã giá, hoặc thông qua một số đầu nậu để mua gom - đó là phương thức hoạt động của các thương nhân Trung Quốc khi mua thủy sản.

Cá hố - mặt hàng thủy sản thường có ở cảng Vĩnh Lương có những thời điểm giá tăng cao bất thường, hơn 30%, thậm chí gấp đôi so với giá bán thông thường. Đó là lúc thương nhân Trung Quốc mua gom cá hố. Tất nhiên, những đầu mối thu mua  thủy sản trong nước không thể đẩy giá cao lên được, chấp nhận không mua được thủy sản.

Theo nhiều ngư dân, trong những vựa thu mua thủy sản có những thương nhân Trung Quốc đứng đằng sau, nhưng không ai xác định rõ ràng về mặt bằng chứng, bởi nhìn bề ngoài vựa nào cũng giống vựa nào, ai cũng nghĩ thủy sản được thu mua để bán ra các chợ.

Thương nhân nước ngoài tranh mua thủy sản đã khiến các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu rơi vào cảnh khó khăn. Nhà máy chế biến tôm của Công ty Cổ phần Thủy sản Thông Thuận - Cam Ranh từ chỗ mỗi ngày mua vào 60 tấn tôm nguyên liệu, những tháng qua chỉ còn từ 10-15 tấn. Nguyên nhân không gì khác là các thương nhân nước ngoài hoặc trực tiếp lộ diện, hoặc thông qua các đầu mối trung gian ở trong nước tranh nhau mua tôm, đẩy giá tôm nguyên liệu cao hơn từ 15-20%.

Trong khi đó, từ doanh nghiệp nhỏ đến doanh nghiệp lớn ở trong nước đều khó có thể đưa ra mức giá thu mua tôm cao hơn so với các thương nhân nước ngoài.

Ông Nguyễn Trọng Thuận, Giám đốc điều hành sản xuất kinh doanh, Công ty Cổ phần Thủy sản Thông Thuận - Cam Ranh cho biết: “Thương nhân nước ngoài tranh mua thủy sản, xuất qua đường tiểu ngạch, trốn thuế thì lẽ đương nhiên họ có thể nâng giá thu mua cao hơn giá thực tế. Mức giá cao khiến cho không ít ngư dân ồ ạt sản xuất, thu gom nhiều mặt hàng thủy sản, đến lúc lượng nhiều thì phía thương nhân nước ngoài ngưng mua, hạ giá. Tình cảnh điêu đứng này đã từng xảy ra”.

Theo Hội Nghề cá Việt Nam, cái khó trong kiểm soát thương nhân Trung Quốc mua thủy sản ở các tỉnh miền Trung chính ở chỗ nghề cá chưa tạo ra chuỗi liên kết từ sản xuất đến lúc đưa thủy sản ra thị trường. Nhiều khâu, nhiều chặng trong quá trình đưa thủy sản ra thị trường càng khiến cho việc kiểm soát sự thao túng của thương nhân nước ngoài trở nên khó khăn.

Đó là chưa nói không ít mặt hàng thủy sản lệ thuộc vào xuất khẩu tiểu ngạch, càng tạo kẽ hở cho một số thương nhân Trung Quốc núp bóng, gây sức ép thị trường. Ví như mặt hàng tôm hùm ở các tỉnh miền Trung, hơn 2.000 tấn mỗi năm, nhưng 80% xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc, phần lợi không thuộc về ngư dân, cũng không thuộc về những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

VTV Online, 18/04/2014
Đăng ngày 20/04/2014
Tấn Quýnh
Đánh bắt

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:49 18/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 11:49 18/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:49 18/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 11:49 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 11:49 18/04/2024