Vỡ mộng nuôi cá nước lạnh ở Lâm Đồng?

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đặt tham vọng xây dựng địa phương mình trở thành “trung tâm cá nước lạnh của Việt Nam và Đông Nam Á”. Tuy nhiên, khoảng 1 năm nay, vấn đề “cá nước lạnh” của Lâm Đồng đã bộ lộ những dấu hiệu sa sút...

nuôi cá nước lạnh
Hiện nhiều doanh nghiệp nuôi cá nước lạnh ở Lâm Đồng chỉ nuôi cầm chừng. Ảnh: K.D.

Hơn mười năm trước, khi ngành thủy sản nhập giống cá nước lạnh từ nước ngoài về nuôi thử nghiệm, Lâm Đồng là một trong số ít địa phương trong cả nước được chọn để triển khai. Kết quả, Lâm Đồng được đánh giá là vùng đất phù hợp nhất của Việt Nam trong việc triển khai nuôi cá nước lạnh thương phẩm với 2 giống cá chủ yếu là cá tầm và cá hồi vân.

Ngay lập tức, Lâm Đồng thiết lập đề án “Quy hoạch nuôi cá nước lạnh tới năm 2020” với không ít viễn cảnh vô cùng xán lạn. Cũng từ đây, hàng loạt doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhanh chóng bước vào lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ này. Nhưng, đến thời điểm hiện tại, không ít doanh nghiệp đã phải “lặng lẽ” từ bỏ ước mơ làm giàu nhanh chóng bằng giống cá nhập về từ trời Âu bởi nhiều nguyên nhân cả chủ quan- khách quan.

Theo quy hoạch, đến năm 2015 này, Lâm Đồng sẽ đạt sản lượng cá nước lạnh 1.500 tấn (gồm 500 tấn cá hồi và 1.000 tấn cá tầm), diện tích mặt nước nuôi thả khoảng 75ha; và, con số này của năm 2020 sẽ là 3.000 tấn (gồm 1.000 tấn cá hồi và 2.000 tấn cá tầm), diện tích mặt nước tăng gấp đôi so với năm 2015. Với sự tham gia tích cực của nhiều doanh nghiệp, sản lượng cá nước lạnh của Lâm Đồng từ con số không ban đầu đã nhanh chóng đạt 500 tấn vào năm 2013.

Nếu thuận buồm xuôi gió thì con số 1.500 tấn vào năm 2015 theo quy hoạch không phải là mức phấn đấu ngoài tầm tay với của tỉnh. Thế nhưng, 2014 vừa qua lại là năm có nhiều biến động bất lợi cho nghề nuôi cá nước lạnh ở Việt Nam.

Có nhiều thời điểm, cá nước lạnh cùng chủng loại của Trung Quốc được nhập về ồ ạt với giá chỉ bằng một phần ba, hoặc thấp hơn nữa, so với giá cá trong nước khiến cho nhiều doanh nghiệp điêu đứng. Từ đây, nghề nuôi cá nước lạnh của Việt Nam và của Lâm Đồng có dấu hiệu khựng lại và bắt đầu... lao xuống dốc đến tận nay.

Suốt năm 2014, Lâm Đồng phấn đấu mãi cũng chỉ đạt sản lượng 550 tấn cá nước lạnh. Tiếp đến, từ đầu năm 2015 đến nay (cuối tháng 4 đầu tháng 5/2015), nhiều doanh nghiệp đã phải “bỏ của chạy lấy người” vì càng nuôi càng lỗ - hiện ước tính đã có khoảng trên dưới 15 doanh nghiệp nuôi cá nước lạnh ở Lâm Đồng đã “bỏ nghề” hoặc chỉ nuôi cầm chừng.

Như vậy, mục tiêu 1.500 tấn cá nước lạnh của Lâm Đồng theo quy hoạch đang dần trở thành con số xa vời; và 3.000 tấn vào năm 2020 có thể sẽ là con số viển vông. Rất có thể dự án cá nước lạnh của Lâm Đồng sẽ bị phá sản!

Hiện ước tính đã có khoảng trên dưới 15 doanh nghiệp nuôi cá nước lạnh ở Lâm Đồng đã “bỏ nghề” hoặc chỉ nuôi cầm chừng.  

Dân Việt/Tiền Phong, 06/05/2015
Đăng ngày 06/05/2015
Nuôi trồng

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Người nuôi gặp khó khăn với tôm giống kém chất lượng

Một yếu tố quan trọng giúp một vụ nuôi thành công chính là chất lượng nguồn tôm giống. Với thực trạng hiện nay, người dân luôn gặp phải các nguồn tôm giống kém chất lượng, việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 17:38 22/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 22:51 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 22:51 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 22:51 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 22:51 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 22:51 28/03/2024