Người bắt đất trũng “nhả vàng”

Quyết tâm chinh phục vùng đất mới, anh Khoản bắt tay vào tìm hiểu các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao, có thể áp dụng được trên đất đầm lầy, bắt đầu với việc trồng rau và xây chuồng nuôi heo...

mô hình hay
Từ một đám lau sậy ngập trong bùn lầy, đến nay, anh Trần Văn Khoản đã xây dựng được mô hình vườn ao chuồng cho hiệu quả kinh tế cao.

Cuối năm 1992, sau khi rời quân ngũ, anh Trần Văn Khoản cùng vợ con khăn gói vào Nam lập nghiệp ở ấp Trảng Lắm (xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi). Nghèo khó chất chồng, thế mà nay, anh Khoản đã xây dựng được cơ ngơi khá vững chắc. Lúc ngồi nhớ lại những ngày đầu lập nghiệp, anh Khoản còn không dám tin vào những đổi thay đã diễn ra trên vùng đất xám này.

Anh Khoản kể, lúc mới đặt chân vào Nam, không đủ tiền bám trụ ở nội thành, cả gia đình trôi dạt về vùng đất nghèo khó, đầm lầy còn hoàn toàn hoang sơ ở xã Trung Lập Hạ. Gom góp tiền bạc, anh Khoản mua được một mảnh vườn nhỏ để trồng rau, nuôi vài con heo, đắp đổi qua ngày.

“Cứ đêm đến nghe tiếng ếch nhái kêu, tiếng gió thổi xào xạc là mình lại thấy rờn rợn. Cả vùng lúc đó chắc được vài chục nóc nhà, ruộng thì đầm lầy, trồng lúa năng suất chỉ vài tạ/công, không đủ cả nhà ăn cho đến giáp hạt”, anh Khoản nhớ lại.

Quyết tâm chinh phục vùng đất mới, anh Khoản bắt tay vào tìm hiểu các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao, có thể áp dụng được trên đất đầm lầy, bắt đầu với việc trồng rau và xây chuồng nuôi heo.

Cùng với đó, anh Khoản đầu tư đào 4 ao nuôi cá với diện tích mặt nước trên 7.000m2. Để tận dụng các tầng nước và sử dụng thức ăn cho cá hiệu quả, anh thả nuôi cá tra, cá trê, cá chép, rô phi, rô đồng… Đồng thời, thực hiện đánh tỉa thả bù để tăng năng suất. Nhờ đó, từ 4 ao cá này, mỗi năm anh Khoản thu hoạch hơn 20 tấn cá, doanh thu hơn 400 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí đầu tư, phần nuôi cá mang lại cho gia đình anh khoản lời hơn 230 triệu đồng mỗi năm.

sản xuất nấm
Anh Khoản tại cơ sở sản xuất nấm của mình.

Ngoài ra, anh Khoản còn tận dụng rìa đất quanh ao cá, chuồng heo để trồng gần 200 gốc dừa dứa và hơn 4.000 cây măng tây. Những năm 2010 – 2012, cùng với cá, heo và măng tây, mô hình vườn ao chuồng của anh Khoản mang lại doanh thu khoảng 1,4 tỷ đồng/năm. Sau khi trừ các chi phí đầu tư, anh Khoản lãi ròng hơn 400 triệu đồng.

“Mấy năm nay vườn dừa phát triển, đâm rễ ra xung quanh nên không trồng măng tây được nữa, mình chuyển sang trồng 220.000 bịch nấm bào ngư xám, mỗi ngày thu cũng hơn 2 tạ nấm thành phẩm, tiền lời cũng chừng 2 triệu đồng. Xưa mới vào Nam còn loay hoay với đất lầy, đất trũng chứ giờ mình hết sợ rồi. Đất kiểu gì cũng làm kinh tế được”, anh Khoản hào hứng.

Ngày xưa đói kém vì còn loay hoay với đất lầy, đất trũng chứ giờ hết sợ rồi. Đất kiểu gì cũng làm kinh tế được. Đất trũng ở đây càng dễ cho phát triển vườn - ao - chuồng khép kín. Anh Trần Văn Khoản

Trang trại việt/Dân Việt, 18/05/2015
Đăng ngày 18/05/2015
Thuận Hải
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Người nuôi gặp khó khăn với tôm giống kém chất lượng

Một yếu tố quan trọng giúp một vụ nuôi thành công chính là chất lượng nguồn tôm giống. Với thực trạng hiện nay, người dân luôn gặp phải các nguồn tôm giống kém chất lượng, việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 17:38 22/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 01:50 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 01:50 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 01:50 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 01:50 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 01:50 29/03/2024