Lận đận… con tôm

Nhiều hộ nuôi tôm ở các vùng ven biển ĐBSCL đang điêu đứng khi giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng đồng loạt kéo nhau rớt giá. Chẳng những thất vọng về giá, người nuôi tôm còn chịu cảnh dịch bệnh tràn lan khiến tôm chết la liệt. Vụ tôm nuôi 2015 đang đứng trước nguy cơ đổ nợ…

thu hoạch tôm
Giá tôm thẻ ở ĐBSCL giảm mạnh.

Thua lỗ đủ đường

Cánh đồng tôm rộng hàng ngàn hécta ở xã Ngọc Tố (Mỹ Xuyên - Sóc Trăng) những ngày này vắng lặng lạ thường. Đi dọc các ấp Hòa Muôn, Nguyễn Văn Mặn… không còn thấy cảnh người dân nhộn nhịp chăm sóc hay thu hoạch tôm như trước; hầu hết những chòi tôm im lìm, còn ruộng tôm thì trơ đáy dưới cái nắng gay gắt như đổ lửa. Ông Lê Văn Khởi, ngụ ấp Hòa Muôn (xã Ngọc Tố) chua chát nói: “Tình hình năm nay căng thẳng như sợi dây đàn khi giá tôm liên tục giảm.

Hiện tôm thẻ loại 100 con/kg, thương lái chỉ mua giá 75.000 đồng; loại 90 con/kg giá 80.000 đồng; tôm sú loại 20 con/kg giá 230.000 đồng, loại 30 con/kg giá 160.000 - 180.000 đồng… bình quân giảm từ 30.000 - 50.000 đồng/kg so thời điểm đầu năm 2015. Trong khi giá tôm nguyên liệu giảm mạnh thì giá điện, thức ăn, thuốc thú y… đều tăng cao, khiến người nuôi tôm như ngồi trên lửa”.

Không chỉ thua thiệt về giá, vụ này ông Khởi thả 5 công nuôi tôm thẻ chân trắng. Dù chăm sóc theo đúng quy trình, nhưng ao tôm của ông chưa đầy 1 tháng sau đã xuất hiện dịch bệnh gan tụy làm chết tôm tràn lan, thiệt hại hơn 30 triệu đồng.

Cùng cảnh ngộ, ông Nguyễn Văn Khoái, ngụ xã Ngọc Tố thở dài: “Tui mới thả 2 ao tôm thẻ trên diện tích 1ha. Lúc đầu tôm phát triển bình thường, nhưng sang tuần thứ hai đã xuất hiện bệnh và chết rải rác và sau đó “đi toi hết”, thiệt hại khoảng 70 triệu đồng”.

Thống kê mới nhất của UBND xã Ngọc Tố cho thấy, những ngày qua nông dân trong xã thả giống được 247ha tôm thẻ theo dạng công nghiệp và bán công nghiệp; tuy nhiên, số diện tích thiệt hại lên đến khoảng 40%. Một tỷ lệ đáng báo động.

Ở Bến Tre, nhiều hộ nuôi tôm cũng gặp tình cảnh tương tự. Ông Lê Hoàng Vũ, ở xã Bình Thới, huyện Bình Đại cho biết, giá tôm hiện giờ đang thấp nhất so với nhiều năm qua. Tôm thẻ loại 100 con/kg thương lái mua chỉ 70.000 - 75.000 đồng, tính ra thấp hơn chi phí giá thành nuôi. Với những hộ nuôi không đạt thì chi phí còn cao hơn và thua lỗ nặng hơn.

Bà Trương Thị Ánh, ở xã Bình Trị, huyện Kiên Lương (Kiên Giang) nhìn nhận: “Người nuôi tôm đang hết sức thất vọng bởi từ đầu năm tới nay giá cứ liên tục giảm. Mặt khác, rất nhiều nơi cứ thả giống xuống là chết la liệt mà không rõ nguyên nhân. Tình hình này nếu kéo dài, người nuôi sẽ thua thiệt đủ đường”.

Mỏi mắt… chờ mưa!

Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL cho rằng, giá tôm trong nước giảm mạnh là do sản lượng tôm nuôi ở một số nước trong khu vực như Thái Lan, Ấn Độ… đã phục hồi nên nguồn cung trên thị trường tăng lên, dẫn đến cạnh tranh đầu ra quyết liệt. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu tôm trên thế giới đang giảm về lượng lẫn giá, khiến các nước xuất khẩu tôm gặp khó khăn.

Cụ thể, trong quý 1-2015, xuất khẩu mặt hàng tôm của nước ta giảm trên 28% so cùng kỳ năm ngoái. Đáng lo nhất là những thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản đều giảm mạnh việc nhập tôm của Việt Nam (Hoa Kỳ giảm hơn 55%, Nhật Bản giảm hơn 27%). Ngoài ra, một số nước còn đưa ra các rào cản kỹ thuật làm trở ngại lớn cho việc xuất khẩu tôm.

Trước tình hình trên, các nhà chuyên môn dự báo, 2015 sẽ là một năm đầy thách thức cho xuất khẩu tôm của Việt Nam. Nếu con tôm gặp trở ngại thì chỉ tiêu xuất khẩu 8 tỷ USD về thủy sản trong năm 2015 sẽ khó đạt, bởi tôm là mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam lưu ý, gần đây một số lô hàng xuất khẩu tôm bị các nước trả về, vì vậy các doanh nghiệp hết sức thận trọng khi kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hiện tại thị trường tiêu thụ đang yếu, giá giảm… vì thế không vội đẩy mạnh xuất khẩu, mà cần chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo chất lượng để sẵn sàng tăng tốc khi thị trường khởi sắc trở lại trong thời gian tới.

Cũng do tác động giá tôm giảm và dịch bệnh tràn lan, nên nhiều địa phương ở ĐBSCL khuyến cáo nông dân tạm ngưng thả giống. Ông Lê Vũ Minh, Chủ tịch UBND xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại (Bến Tre), cho biết: “Con tôm là thế mạnh của xã, nhưng trong điều kiện bất lợi hiện nay nên xã tuyên truyền người dân tạm ngưng xuống giống. Lúc này thời tiết vẫn nắng nóng gay gắt… nếu thả giống sẽ bị thiệt hại. Để giảm thiểu dịch bệnh phải chờ vài cơn mưa lớn xuất hiện, khi đó nhiệt độ nước trong hồ nuôi tôm mới hạ được”.

Theo “Vua tôm” Võ Hồng Ngoãn, ở thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu), vụ tôm nuôi hiện nay đã trễ hơn một tháng, song người nuôi cần bình tĩnh không nên tiếp tục thả giống lúc này, mà chờ thời điểm thuận lợi về thời tiết lẫn giá cả mới thả lại. Mặt khác, cần lưu ý việc tôm thẻ chân trắng đang “lâm bệnh” và  giá giảm mạnh; trong khi giá tôm sú chỉ giảm nhẹ và ít bệnh hơn. Vì vậy, người nuôi cần suy tính kỹ hơn việc chọn giống nuôi trong điều kiện hiện nay.

Sài Gòn Giải Phóng, 18/05/2015
Đăng ngày 20/05/2015
Huỳnh Lợi
Nuôi trồng

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 20:16 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 20:16 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:16 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 20:16 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:16 29/03/2024