Hội nghị Khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản

Ngày 23/5/2015, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị “Khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản”. Tham dự Hội nghị có đại diện các Bộ KHCN, Tài chính, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, các cơ quan quản lý thuộc Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản, các viện, trường, các Sở NN&PTNT, KHCN một số tỉnh. Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát và Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Vũ Văn Tám chủ trì hội nghị.

hội nghị khoa học

Hội nghị nhằm mục đích tìm ra những phương pháp nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu chuyển giao công nghệ cũng như cơ chế chính sách phù hợp để đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong nuôi trồng, khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản… phục vụ cho quá trình tái cơ cấu ngành thủy sản.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, nhiều năm qua, ngành thủy sản đã có tốc độ phát triển vượt bậc, trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Năm 2014, xuất khẩu thủy sản đạt 7,8 tỷ USD, nằm trong tốp 4 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Trong đó, để đạt được kết quả này, nghiên cứu khoa học công nghệ (KHCN) đóng góp vai trò không nhỏ.

Cụ thể, trong nuôi trồng thủy sản, ngành đã nghiên cứu chủ động công nghệ sản xuất giống hầu hết các đối tượng thủy sản nuôi như: tôm sú, tôm chân trắng, tôm càng xanh, cá tra, rô phi,...; đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chọn tạo đàn giống bố mẹ có tính tăng trưởng nhanh đối với cá tra, cá rô phi, tôm chân trắng, tôm sú, cá chép. Tiến hành nhập và thuần hóa thành công một số đối tượng nuôi như: cá hồi vân, cá tầm, cá quế.

Trên lĩnh vực khai thác nguồn lợi thủy sản, điều tra đánh giá nguồn lợi cho thấy biển Việt Nam ghi nhận được khoảng 12.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, đặc biệt có mặt hệ sinh thái hệ san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn. Trong tổng số loài được phát hiện có khoảng 6.000 loài động vật đáy, 2.435 loài cá với trên 100 loài có giá trị về kinh tế.
Đồng thời, trong chế biến thủy sản, đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ làm lạnh nước biển, bể ngâm hạ nhiệt, khay chứa đựng, các phương tiện bốc dỡ. Làm chủ công nghệ bảo quản và vận chuyển sống đối với một số loài hải sản như cá, nhuyễn thể, giáp xác, đáp ứng nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng, đặc biệt các đô thị lớn.

Tuy nhiên, hoạt động KHCN vẫn còn hạn chế với trình độ nghiên cứu khoa học phục vụ thủy sản còn thấp, các sản phẩm nghiên cứu chưa thật sự có đột phá. Ngành thủy sản chưa thật sự làm chủ công nghệ và chưa ổn định được công nghệ tạo giống đáp ứng yêu cầu sạch bệnh, kháng bệnh, khả năng tăng trưởng và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (chịu mặn, chịu lạnh…). Công nghệ sản xuất vac-xin, chế phẩm sinh học còn hạn chế, chưa có nhiều sản phẩm chất lượng cao và ổn định. Vấn đề dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra; tổn thất sau thu hoạch trên tàu cá còn cao và một số sản phẩm chế biến còn ở dạng bán thành phẩm, kể cả sản phẩm của đối tượng chủ lực. Công tác nghiên cứu và quan trắc môi trường còn rất hạn chế.

Đặc biệt, hoạt động chuyển giao KHCN chưa thật sự hiệu quả. Số lượng dự án khuyến nông nhiều nhưng thực hiện phân tán và trong quá trình thực hiện vẫn có sự chồng chéo, trùng lặp ở các vùng có nhiều dự án cùng thực hiện.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung đi sâu phân tích vào những khó khăn của ngành thủy sản Việt Nam. Trong đó, quá trình thực tế cho thấy, tình hình sản xuất nuôi tôm đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, môi trường nuôi xuống cấp nghiêm trọng. Công tác tư vấn vẫn chưa đủ để giúp các hộ nuôi phát triển bền vững. Bên cạnh đó, vấn đề nước rất quan trọng đối với ngành thủy sản, tuy nhiên, khi nuôi công nghiệp, sử dụng nước sông, sẽ có thời điểm bị ô nhiễm. Trong quá trình nuôi trồng thủy sản, với việc sử dụng thức ăn mật độ nhiều đặt ra vấn đề cặn thức ăn đi đâu và sẽ được xử lý như thế nào, đòi hỏi trong nuôi trồng thủy sản cần có công nghệ xử lý nước.

Mặt khác, điều quan trọng cần quan tâm là nhu cầu của thị trường, vì đây là mấu chốt để duy trì được cán cân của sản xuất. Đồng thời, cần tập trung nguồn lực nghiên cứu phát triển các sản phẩm nuôi chủ lực như tôm sú, cá tra, tôm thẻ, cá rô phi, các sản phẩm có lợi thế của Việt Nam. Giảm tổn thất sau thu hoạch, phát triển sản phẩm giá trị gia tăng, cá cảnh và các sản phẩm có giá trị thẩm mỹ và dược phẩm. Mặt khác, cần thay đổi quản lý nhiệm vụ KHCN mang tính ngắn hạn theo đề tài 2 - 3 năm, chuyển hướng xây dựng các chương trình, dự án mục tiêu, giao nhiệm vụ đủ thời hạn và nguồn lực, đảm bảo sản phẩm được đưa vào thực tế sản xuất.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu rõ, trong thời gian qua, các cơ quan nghiên cứu nhà nước, các viện, trường và doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực phát triển nghiên cứu khoa học, đưa trình độ khoa học công nghệ của nước ta trong một số lĩnh vực vươn ngang tầm thế giới như công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng, cá tra. Tuy nhiên, quá trình phát triển thời gian quan vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, cần phải có lựa chọn đối tượng, giải pháp nghiên cứu để hỗ trợ người dân nâng cao trình độ KHCN, trong đó vấn đề quan trọng hàng đầu đối với nuôi là giống, công nghệ sản xuất giống.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, dịch bệnh là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững. Đây là mối lo thường trực của người nuôi. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề có nguy cơ gia tăng nhưng hiện các nghiên cứu về lĩnh vực này còn ít. Trong khai thác thủy sản, sự chuyển biến về ứng dụng khoa học công nghệ trên tàu cá còn quá chậm so với tốc độ phát triển của ngành.

Nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém đó, trước tiên, là do cách nhìn nhận, tiếp cận vấn đề mang nặng tư duy cũ. Nguồn lực hạn chế, trong khi các nội dung nghiên cứu lại dàn trải dẫn đến chất lượng nghiên cứu tản mát, còn nhiều hạn chế. Việc huy động các lực lượng tham gia nghiên cứu khoa học chưa được hình thành rõ nét và còn tự phát. Hệ thống nghiên cứu chưa mạnh, lại thiếu thống nhất, hợp tác giữa cơ quan nghiên cứu chuyên ngành của Bộ và các cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành khác. Đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao còn ít và chưa tập hợp được lực lượng.

Để khắc phục những hạn chế trên, Bộ trưởng chỉ đạo, cần tập trung nâng cao năng lực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, trước mắt phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản. Về khai thác, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KHCN để nâng cao hiệu quả một cách bền vững theo hướng không tăng sản lượng khai thác nhưng phải nâng cao giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của sản phẩm khai thác. Về nuôi trồng, trên cơ sở phát huy lợi thế điều kiện tự nhiên của đất nước, lấy KHCN để tiếp sức, thúc đẩy, tập trung nghiên cứu giống, dịch bệnh, công nghệ nuôi, công nghệ tàu cá, kinh tế quản lý, môi trường. Các đề tài cần được chọn lọc đôi tượng ưu tiên để nghiên cứu theo chương trình cụ thể có tính lâu dài, đi vào trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần tạo cơ chế, chính sách để khuyến khích, huy động nguồn lực, điều chỉnh tổ chức nghiên cứu KHCN và cơ chế vận hành. Nâng cao nhân lực thông qua đào tạo để hình thành đỗi ngũ cán bộ khoa học có đủ tố chất, năng lực, trình độ nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư cho KHCN, tăng cường liên kết công tư để tạo khả năng tiếp cận nhanh đối với công nghệ tiên tiến trên thế giới. Nhà nước thực hiện chính sách miễn giảm thuế, trợ cấp thuê chuyên gia đầu ngành trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu KHCN. Tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng nâng cao trình độ KHCN ngang bằng các nước trên thế giới.

Fistenet, 27/05/2015
Đăng ngày 27/05/2015
Thu Hiền
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Người nuôi gặp khó khăn với tôm giống kém chất lượng

Một yếu tố quan trọng giúp một vụ nuôi thành công chính là chất lượng nguồn tôm giống. Với thực trạng hiện nay, người dân luôn gặp phải các nguồn tôm giống kém chất lượng, việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 17:38 22/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 00:40 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 00:40 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 00:40 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 00:40 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 00:40 29/03/2024