Mổ xẻ nguyên nhân tôm chết hàng loạt ở Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi đối với việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nuôi tôm phục vụ xuất khẩu. Nhưng nhiều năm nay người dân vẫn phải đối mặt với tình trạng tôm chết do bệnh dịch.

thu tôm non
Nông dân tỉnh Cà Mau thu hoạch tôm. (Ảnh: Nguyễn Thanh Liêm/TTXVN)

Tiến sỹ Nguyễn Phú Quỳnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên nước (Viện Khoa học thủy lợi miền Nam), nhận định tình trạng trên xảy ra do hệ thống thủy lợi của khu vực này còn nhiều bất cập.

Hệ thống thủy lợi yếu kém

Theo tiến sỹ Nguyễn Phú Quỳnh, hệ thống thủy lợi ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là ngọt hóa phục vụ trồng lúa nhưng nay phát triển sản xuất đa ngành khiến bất cập nảy sinh.

Các tỉnh ven biển từ Long An đến Kiên Giang vừa trồng lúa và nuôi tôm nước lợ phát sinh nhiều bất cập. Mùa khô không trồng được lúa nên người dân lấy nước lợ phục vụ nuôi tôm. Chính cách làm này đã phát sinh mâu thuẫn giữa người trồng lúa và nuôi tôm. Bởi, nếu lấy nước lợ phục vụ nuôi tôm sẽ phá vỡ quy hoạch vùng trồng lúa.

Nhiều nơi ở huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình (tỉnh Cà Mau), người dân phản ứng tiêu cực với chính quyền địa phương để đưa nước mặn vào vùng ngọt nuôi tôm những tháng mùa khô.

Không riêng gì tại Cà Mau, ở Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu... khi tôm thẻ chân trắng có giá cao người dân cũng thi nhau đào ao, hồ trong vùng ngọt hóa để nuôi tôm nước lợ.

Do nuôi ngoài quy hoạch, hệ thống thủy lợi, điện, đường không thể đáp ứng nên năm 2014 và những tháng đầu năm 2015 hàng nghìn hécta nuôi tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh chết hàng loạt.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), cả nước hiện có 30 tỉnh thành nuôi tôm nước lợ, với diện tích thả nuôi khoảng 699.700ha và sản lượng là 661.000 tấn, riêng 8 tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích nuôi gần 605.000ha, chiếm 90% diện tích.

Năm 2014 giá tôm nguyên liệu đứng ở mức cao, khoảng 120.000-180.000 đồng/kg, nhiều tỉnh có diện tích thả nuôi tăng đột biến như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bến Tre, Cà Mau...

Chia sẻ về vấn đề này, tiến sỹ Nguyễn Phú Quỳnh cho biết phần lớn các hộ nuôi tự phát với diện tích nhỏ lẻ nên không có điều kiện để xử lý nguồn nước, chất thải nên tôm nuôi dễ bị nhiễm bệnh chết. Bà con thường xả nước trực tiếp ra kênh rạch, không xử lý nguồn nước ô nhiễm.

Đồng bộ các giải pháp

Đồng bằng sông Cửu Long tuy có diện tích nuôi tôm nước lợ lớn nhất nước nhưng năng suất lại thấp nhất. Cụ thể, mỗi hécta mặt nước nuôi tôm nước lợ ở khu vực này chỉ đạt 7 tạ/ha, trong khi đó, các khu vực Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung năng suất đạt 2,9 tấn/ha/năm.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, song các chuyên gia về nuôi trồng thủy sản đều cho rằng nguyên nhân chính là môi trường nước, hay nói cách khác là thủy lợi phục vụ cấp, thoát và xử lý nguồn nước chưa đáp ứng nhu cầu.

Theo nghiên cứu của tiến sỹ Nguyễn Phú Quỳnh, ngành nông nghiệp các địa phương cần xây dựng mô hình thủy lợi cấp, thoát nước riêng biệt trong điều kiện có thể, kịp thời đáp ứng yêu cầu nuôi của người dân địa phương.

Bên cạnh đó, người dân đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải trong khu nuôi và quy hoạch mỗi khu nuôi giới hạn khoảng 50ha, như vậy mới có giải pháp kỹ thuật hợp lý.

Tiến sỹ Quỳnh cho rằng trước mắt nhà nước phải khuyến khích việc dồn điền đổi thửa, hình thành các vùng sản xuất có sự quản lý, đầu tư của một chủ thể (có thể giao cho doanh nghiệp hay hình thành các hợp tác xã). Nếu giao doanh nghiệp phải đảm bảo việc làm và thu nhập cho người nông dân mất đất. Trường hợp thành lập hợp tác xã, nhà nước tạo cơ chế cho hợp tác xã phát triển, khắc phục sự trì trệ, thiếu vốn như hiện nay.

Tiến sỹ Nguyễn Bá Hoằng, Viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, nêu quan điểm các cán bộ kỹ thuật, nông nghiệp phải theo dõi thường xuyên sự khuyến cáo về môi trường nước, khuyến nông trực tiếp cho nông dân. Việc chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn cho tôm xuất khẩu, tạo nguồn tôm giống phát triển trong điều kiện độ mặn thấp phải được tiến hành.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Hoàng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng) cho biết tỉnh đang triển khai thực hiện quy hoạch vùng nuôi tôm nước lợ theo mô hình khép kín. Cái khó của địa phương là hạ tầng thủy lợi còn nhiều bất cập.

Hiện ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đang xây dựng các dự án khuyến ngư về nuôi tôm nước lợ theo tiêu chuẩn VietGAP đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Việc đào tạo cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn kỹ thuật, khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất cũng được thực hiện, tăng cường năng lực cán bộ kiểm dịch, vấn đề an toàn thực phẩm tôm nuôi.

Theo ông Dương Quốc Xuân, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phải hình thành chuỗi liên kết sản xuất, khuyến khích phát triển nhanh về số lượng kinh tế trang trại, gắn kết chặt chẽ với quy hoạch trong ngành nông nghiệp và các ngành khác. Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý tôm chân trắng.

Ngành nông nghiệp các địa phương tăng cường hợp tác quốc tế, xã hội hóa vốn đầu tư bằng việc huy động tối đa các nguồn lực, lồng ghép với các chương trình mục tiêu, dự án...

Thông tin từ Viện Khoa học thủy lợi miền Nam cho biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng đề án đầu tư hệ thống hạ tầng thủy lợi khép kín tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, với mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị nông sản và làm hàng xuất khẩu./.

TTXVN/Vietnam+, 26/05/2015
Đăng ngày 28/05/2015
Thái Nguyên
Dịch bệnh

Khắc phục bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm

Nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao, để tôm khoẻ mạnh, bà con cần quan tâm và chú trọng các yếu tố quan trọng.

Phòng ngừa bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm nuôi
• 10:45 05/07/2023

Chẩn đoán bệnh tôm thông qua máy học

Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI), học máy (machine learning – ML) hay học sâu (deep learning - DL) là những thuật ngữ thường được sử dụng ngày nay.

Mô phỏng
• 10:20 03/07/2023

Giải pháp phòng ngừa EHP trong trại sản xuất tôm giống

EHP - bệnh vi bào từ trùng đang là mối quan tâm lớn đối với người nuôi tôm. EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao trong ao nuôi, tuy nhiên chúng ký sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác.

Elanco product
• 17:30 22/03/2023

"Điểm mặt" thủ phạm gây bệnh trên tôm

Nhóm sinh viên của, Trường Đại học Nha Trang vừa hoàn thành đề tài về gen độc và đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên tôm nuôi tại Khánh Hòa. Qua đó, khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh đối với nuôi tôm hiện nay.

Thí nghiệm
• 16:05 04/01/2023

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Phòng bệnh trắng đuôi trên tôm càng xanh

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài tôm nước ngọt được nuôi ở nhiều nước trên thế giới nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh và có giá trị kinh tế cao.

Tôm càng xanh
• 10:42 21/01/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 17:51 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 17:51 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:51 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 17:51 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:51 29/03/2024