Ngư dân vẫn rầu vì chủ nậu

Vượt qua bao vất vả, hiểm nguy của sóng gió đại dương để khai thác tôm cá đầy khoang, mong ước bán sản phẩm được giá cao. Vậy nhưng, khi về bờ, nỗi lo của ngư dân lâu nay vẫn là việc bị các chủ nậu ép giá, đòi thu tàu.

sản phẩm hải sản
Dù đánh bắt hiệu quả nhưng giá bán sản phẩm của ngư dân do các đầu nậu quy định.

O bế và o ép

Đã 5 tháng qua, tàu cá công suất 450 CV của ông Lê Tân (56 tuổi) ở xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) phải nằm bờ dù tàu mới được đóng hơn 2 năm và chỉ ra khơi hơn chục chuyến. Ông Tân kể bằng giọng ái ngại: “Khi đóng mới tàu cá, tôi vay của chủ nậu tại xã Bình Châu (huyện Bình Sơn) 800 triệu đồng, vay của hàng xóm thêm 600 triệu đồng nữa đóng con tàu mới trị giá 1,4 tỷ đồng. Ra khơi mấy chuyến đầu hòa vốn nên không có tiền trả nợ. Hoàn cảnh càng bi đát hơn khi đầu tháng 1-2015, đang đánh bắt tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, lấy hết tài sản, ngư lưới cụ, thiết bị… thế là ra về tay trắng và nằm bờ đến nay”. Trong khi đó, chủ nợ thấy tàu đánh bắt không hiệu quả, lại neo bờ lâu nên đã đến đánh tiếng sẽ thu hồi lại.

“Khi mình đóng mới tàu, họ đến o bế hứa hẹn cho vay rồi khấu trừ dần vào sản phẩm, không quy định thời gian trả. Vậy nhưng, khi cầm tiền của chủ nậu rồi mới thấy như con dao hai lưỡi, mà ngư dân là người cầm lưỡi nên rút tay ra cũng đã... đứt tay rồi”- ông Tân ví von.

Cần lắm, hợp tác xã hậu cần nghề cá

Đi biển, phụ thuộc vào luồng cá, thời tiết; vào đất liền lại bị các “đầu nậu” khống chế đủ thứ nên nhiều phiên biển, ngư dân chỉ đủ trả tiền phí tổn bỏ ra. Từ năm 2007 đến nay, huyện Lý Sơn có 32 tàu bị chìm, 38 tàu hư hỏng do ảnh hưởng của bão, 3 tàu bị tàu lạ đâm chìm, 82 tàu bị nước ngoài bắt. Riêng năm 2014 đến nay, đã có 22 tàu cá của Lý Sơn đi khai thác hải sản ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa bị Trung Quốc ngăn cản, đập phá tài sản, không cho ngư dân hành nghề, tổng thiệt hại về tài sản lên đến hơn 3,1 tỷ đồng. Xác định kinh kế biển là mũi nhọn. Thế nhưng, đến nay, huyện Lý Sơn mới chỉ tập trung vào khai thác, đánh bắt chứ chưa phát triển được dịch vụ hậu cần nghề cá. “Vì chưa có dịch vụ hậu cần nghề cá nên khi đánh bắt xong, ngư dân không chỉ tốn thêm chi phí nhiên liệu để vào đất liền bán hải sản, mà còn chịu thiệt thòi vì bị ép giá. Việc tìm đến các “đầu nậu” để xoay xở đủ chi phí vươn khơi và vay vốn ở các chủ nậu để đóng mới tàu… là nguyên nhân chính khiến ngư dân trên địa bàn huyện phải phụ thuộc và thường xuyên bị ép giá khi bán hải sản”- bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết.

Để chủ động tháo gỡ những khó khăn của ngư dân, bất cập trong vay vốn, thu mua sản phẩm, đảm bảo giá cả cho hải sản đánh bắt được, năm 2014, HTX Dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản Lý Sơn - Hoàng Sa đã chính thức được thành lập và có kế hoạch xây dựng khu chế xuất, đóng tàu vỏ thép, cung ứng xăng dầu, mua sản phẩm của ngư dân cao gấp rưỡi giá thị trường ngay trên biển để ngư dân bám biển Hoàng Sa-Trường Sa nhiều hơn... Tuy nhiên, đến nay HTX vẫn chưa thể đi vào hoạt động do địa phương chưa tìm được mặt bằng phù hợp. Trong khi đó, ngư dân đang mong mỏi từng ngày được tiếp nhiên liệu trên biển để khai thác dài ngày hơn, được bán hải sản không bị ép giá”.

Báo Sài Gòn Giải Phóng, 27/05/2015
Đăng ngày 28/05/2015
Hà Minh
Đánh bắt

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 07:08 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 07:08 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 07:08 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 07:08 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 07:08 19/04/2024