Hàng hóa xuất khẩu: Gỡ bỏ rào chắn về nguồn gốc

Dù có những thế mạnh riêng, song các sản phẩm nông lâm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang vướng phải một "căn bệnh” khó chữa, đó là hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn được các DN mua lẫn của nhau. Điều này đang dẫn đến thực trạng, nhiều hàng hóa của Việt Nam gặp phải rào chắn an toàn thực phẩm ở các nước nhập khẩu, nhiều mặt hàng đã bị nước nhập khẩu trả về.

xuất khẩu
Ảnh minh họa: Internet

Thường xuyên mắc lỗi

Các sản phẩm nông sản, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã và đang đặt chân đến được nhiều quốc gia trên thế giới. Cá tra, tôm hay các loại trái cây như thanh long, vải, nhãn… ngày càng vươn xa đến những thị trường lớn như EU, Saudi Arabia, Nhật Bản, các nước ASEAN. Và mới đây nhất, quả vải Việt còn được hai thị trường vô cùng khó tính là Mỹ và Australia quyết định nhập khẩu.

Theo nhận định của giới chuyên gia ngành nông nghiệp, để có thể trụ vững được ở thị trường thế giới, nhất là những thị trường khó tính như Mỹ và Australia, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cần phải đạt được những tiêu chuẩn cao, nhất  là về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết các nước họ rất khắt khe đối với các sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt Hoa Kỳ là nước có những quy định vô cùng khắc nghiệt trong việc kiểm tra dịch bệnh, dư lượng hóa chất… trên các sản phẩm nhập khẩu. Bởi vậy, các DN xuất khẩu cần phải hết sức thận trọng trong việc đáp ứng các yêu cầu này từ phía nước nhập khẩu.

Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều mặt hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam lại đang rơi vào tình trạng bị cấm nhập do không đạt được những tiêu chuẩn về dịch bệnh cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo nhận định của ông Alexander Kliegl- Chủ tịch Tiểu ban kinh doanh thực phẩm, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản- Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, an toàn thực phẩm hiện vẫn là vấn đề đối với Việt Nam. Năm 2014, các Ủy ban thương mại trong Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hoa Kỳ nhận được rất nhiều cảnh báo về các chuyến hàng hải sản có dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép. Sang năm 2015, cũng có nhiều vấn đề đối với hàng xuất khẩu sang Saudi Arabia, Hoa Kỳ, Nhật Bản.

Và chỉ trong vòng 4 tháng đầu năm 2015, Hệ thống cảnh báo nhanh thực phẩm và thức ăn (RASSF) của EU đã từ chối 21 sản phẩm đến từ Việt Nam tại biên giới của một trong các thành viên EU. 17 sản phẩm  khác đã bị ngăn chặn và cần phải cung cấp thêm thông tin trước khi có thể đưa ra quyết định.

Khó truy xuất nguồn gốc

Như vậy có thể thấy, vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm đã và đang trở thành rào cản lớn khiến cho nhiều sản phẩm hàng hóa của Việt Nam khó có thể bước ra thị trường thế giới một cách "thuận buồm xuôi gió”. Nhiều ý kiến cho rằng, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam nếu bị nước nhập khẩu từ chối không những ảnh hưởng đến lợi nhuận của các DN xuất khẩu, mà đáng quan ngại hơn là uy tín của hàng hóa Việt Nam. Bởi vậy, đối với các hàng hóa xuất khẩu và kể cả hàng hóa tiêu thụ nội địa, việc truy suất nguồn gốc có ý nghĩa rất quan trọng.

Theo ông Nguyễn Hùng Long- Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, đối với các DN lớn, vấn đề truy xuất nguồn gốc hầu như không gặp khó khăn, song đối với nhiều DN làm ăn manh mún, nhỏ lẻ, điều này lại đang thực sự là bài toán khó. "Các doanh nghiệp lớn thường có hệ thống quản lý và sổ sách ghi chép, lưu giữ nguồn gốc nguyên liệu, sản phẩm và quá trình sản xuất, phân phối lưu thông. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lớn đã được các cơ quan chức năng kiểm tra trong quá trình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện và công bố sản phẩm. Còn đối với các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, rất khó khăn cho việc thực hiện vì rất nhiều mặt hàng, nhất là nông, lâm thủy sản được mua từ nhiều nguồn khác nhau, hộ gia đình tự sản xuất rồi bán lại, không có hệ thống quản lý, sổ sách” – ông Long nhận định.

Giới chuyên gia ngành nông nghiệp cũng cho rằng, thực trạng nhiều DN xuất khẩu khi thiếu hàng cứ mua lẫn của nhau để đủ số lượng xuất khẩu mà không quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ đang khiến cho chất lượng các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam luôn gặp những rào cản liên quan đến việc truy xuất nguồn gốc.

Truy xuất nguồn gốc là yêu cầu của phần lớn các  quốc gia nhập khẩu nhằm thu thập và truyền tải các thông tin về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm đến người tiêu dùng. Bởi vậy, vấn đề này cần phải được các DN sản xuất kinh doanh đặt lên hàng đầu, nhất là khi hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng sâu rộng.

Đại Đoàn Kết, 29/05/2015
Đăng ngày 29/05/2015
Minh Phương
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 05:04 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 05:04 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 05:04 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 05:04 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 05:04 25/04/2024