Lý giải khoa học chuyện cá "động đất" khủng lại dạt bờ

Cá "động đất" chính là cá mái chèo, là loài cá xương dài nhất còn sống trên thế giới, có thể dài tới 17m và nặng tới 270kg.

cá mái chèo
Cá mái chèo.

Theo quan niệm của người dân, cá mái chèo xuất hiện là “điềm báo” của động đất. Trong tháng 5/2015, vùng biển miền Trung đã xuất hiện 2 lần cá mái chèo dạt vào bờ. Liệu đây có phải là dấu hiệu báo trước động đất ở Việt Nam?

Cá mái chèo hiếm khi xuất hiện

Ngày 19/5, ngư dân thôn 8, xã Quảng Đại (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) phát hiện một cá mái chèo đã chết tại bờ biển. Cá dài khoảng 3m, nặng 30kg, trên lưng có một dãy vây màu đỏ, thân có những đốm đen. Ngay sau khi phát hiện, người dân dùng phương tiện vớt cá lên bờ. Trước đó ít ngày, sáng 12/5, người dân phát hiện một con cá mái chèo dài 4,1m, nặng 40kg trôi dạt vào bờ biển xã Trung Thạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình). Cá có mình dẹt, vây lưng có màu đỏ tươi, có sừng phía trên đầu. Theo quan niệm của người dân, cá mái chèo xuất hiện là “điềm báo” động đất.

TS Đặng Kiêm Sơn, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật cho biết, cá mái chèo có thể sống ở độ sâu khoảng 1.000m so với mặt nước biển. Đây là loài cá xương dài nhất còn sống trên thế giới, với chiều dài có thể đạt được là 17m và có thể nặng tới 270kg.

Loài này được cho là báo trước động đất vì trước trận động đất Tohoku và sóng thần năm 2011 tại Nhật Bản, khoảng 20 con cá mái chèo bị mắc cạn trên bờ biển. Điều này được lý giải là khi động đất xảy ra, áp lực trong các lớp đá có thể tạo ra điện tích tĩnh, khiến các ion tích điện được giải phóng trong nước. Quá trình trên sẽ kéo theo sự hình thành hydrogen peroxide, một hợp chất độc hại. Ion tích điện cũng có thể oxy hóa chất hữu cơ, hoặc giết chết cá hoặc buộc chúng phải rời vùng biển sâu và xuất hiện gần bề mặt.

Hiện tượng này ở Việt Nam có thể được lý giải bằng nhiều giả thuyết khác nhau. Có thể do trước động đất, khí carbon monoxide được giải phóng một lượng lớn, ảnh hưởng đến cá mái chèo và các loài sinh vật biển sâu. Cá mái chèo trôi dạt bờ biển có thể do hoạt động địa chấn, nhưng cũng không loại trừ các yếu tố không liên quan đến động đất như hạ âm sinh ra từ hoạt động của tàu ngầm quân sự, hay ô nhiễm môi trường nước.

Chưa đủ dữ liệu để khẳng định

Các loài cá sống ở gần đáy biển thường nhạy cảm với các chuyển động của các đường đứt gãy hơn so với những loài sống gần bề mặt nhưng không đủ để khẳng định dấu hiệu đó báo trước động đất.

GS Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam cho rằng, việc loài cá này dạt vào bờ biển Thanh Hóa và Quảng Bình thời gian gần đây chưa thể khẳng định chúng là điềm báo trước động đất. Cá trôi dạt bờ biển có thể do các yếu tố không liên quan đến động đất như hạ âm sinh ra từ hoạt động của tàu ngầm, đặc biệt là sự ô nhiễm môi trường nước. Môi trường biển ô nhiễm những năm gần đây cũng tạo nên những hiện tượng hiếm gặp. Dầu tràn, nước có nhiều kim loại nặng, hóa chất độc hại... khiến những loài cá sống ở tầng sâu thiếu oxy, chúng buộc phải di chuyển lên các tầng nước nông hơn để tồn tại. Hiện tượng cá voi bỗng dưng tấn công người hay trôi dạt vào bờ biển cũng thường xuất phát từ các nguyên nhân này.

Dựa vào các phân tích đó thì chưa thể kết luận việc cá mái chèo xuất hiện ở vùng biển Việt Nam sẽ đem đến động đất. TS Nguyễn Hồng Phương, Viện Vật lý Địa cầu cho biết, hiện tượng động vật báo trước động đất thì có rất nhiều. Chuột, kiến, rắn, chim, cá heo... rất nhiều loài được cho là có khả năng cảm nhận thính nhạy hơn con người trong việc nhận biết các biến đổi của địa chất, khí quyển, nhưng cho đến nay chưa có thước đo nào từ các dấu hiệu này để khẳng định động đất. Hành vi của động vật không phải lúc nào cũng nhất quán nên không thể dựa vào đó để đưa ra thông tin cảnh báo.

“Khi có cùng lúc các dấu hiệu báo trước của thiên tai như nhiều loài đồng loạt có những bất thường, rắn ra khỏi hang, chim bay di trú, cá dạt vào bờ... thì mới phải tính toán đến khả năng động đất. Nhưng khi đã có các dấu hiệu đó thì khả năng thiên tai cũng đã đến rất gần, khi đó các phương tiện đo đạc cũng có thể phát hiện ra những bất thường”. GS Đặng Huy Huỳnh

Kiến Thức, 29/05/2015
Đăng ngày 30/05/2015
Bảo Khánh
Khoa học

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 20:34 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 20:34 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 20:34 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 20:34 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 20:34 24/04/2024