Cần quy hoạch nuôi tôm nước lợ

Mới đây, tại Bạc Liêu, Tổng Cục thủy sản tổ chức hội thảo về “Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.

cho tôm ăn
Nuôi tôm nước lợ ở vùng ĐBSCL. Ảnh: C.Vũ

Ông Nguyễn Huy Điền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản - nhìn nhận: Nghề nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL tuy phát triển nhanh chiều rộng nhưng còn hạn chế một số mặt. Mặc dù tăng trưởng các chỉ tiêu kinh tế ngành tôm năm sau luôn cao hơn năm trước, nhưng chất lượng tăng trưởng còn nhiều hạn chế. Hệ thống thủy lợi, điện, giao thông… phục vụ nuôi tôm nước lợ thời gian qua chưa được đầu tư thích đáng.

Hiện hầu hết các vùng nuôi chưa có hệ thống cấp - thoát nước riêng biệt, chưa có hệ thống xử lý nước thải. Hệ thống giao thông và điện chưa được đầu tư, chủ yếu tận dụng từ các công trình thủy lợi của ngành trồng trọt dẫn đến nguồn nước không đảm bảo, gây ô nhiễm môi trường, dễ làm phát sinh và lây lan dịch bệnh. Việc xây dựng “Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” là cần thiết và cấp bách.

Ông Lê Văn Sử - Giám đốc Sở NNPTNT Cà Mau - cho biết: Tỉnh vẫn còn rất nhiều tiềm năng để mở rộng diện tích nuôi tôm như chuyển diện tích lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm. Đặc biệt là tiềm năng phát triển về chiều sâu - tức chuyển từ nuôi quảng canh hay quảng canh cải tiến qua nuôi công nghiệp (diện tích nuôi tôm công nghiệp của tỉnh mới hơn 8.000ha, chỉ chiếm khoảng 2% tổng diện tích).

“Tại Cà Mau, huyện nào cũng chọn ra vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp để quy hoạch nuôi tôm công nghiệp, nhưng thực tế người dân lại phát triển nuôi nhiều hơn ở ngoài vùng quy hoạch. Điều này thể hiện chất lượng quy hoạch chưa đạt và quản lý quy hoạch cũng chưa chặt, khi quy hoạch cần nghiên cứu kỹ vấn đề này” - ông Sử thẳng thắn chia sẻ.

Ông Võ Hồng Hoãn - “vua tôm” ở xã Vĩnh Trạch Đông, TP.Bạc Liêu - cho rằng: Hiện vấn đề quản lý môi trường, dịch bệnh trong nuôi tôm còn nhiều hạn chế. Tình trạng tôm chết ở nhiều địa phương trong những năm gần đây có nhiều nguyên nhân: Thiếu hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường; cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa đảm bảo, nhiều nơi mương cấp nước chung với nước thải; chất lượng con giống chưa đảm bảo; không tuân thủ lịch thời vụ... dẫn tới dịch bệnh dễ lây lan.

Mặc dù đã có quy trình nuôi VietGAP, nhưng thực tế người dân lại không biết mà chỉ biết quy trình nuôi của các Cty bán giống, thức ăn, chế phẩm sinh học… Các quy trình này đều hướng người nuôi sử dụng sản phẩm của họ càng nhiều càng tốt nên tình trạng lạm dụng thuốc, hóa chất rất phổ biến, làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Diện tích nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL tập trung tại 8 tỉnh ven biển (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau) với 2 đối tượng chính là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Diện tích nuôi tôm nước lợ toàn vùng năm 2014 đạt 604.954ha, tăng trưởng bình quân 1,21%/năm so với năm 2005 (541.982ha), sản lượng đạt khoảng 532.896 tấn.

Lao Động, 29/05/2015
Đăng ngày 30/05/2015
Công Vũ
Nuôi trồng

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 09:14 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 09:14 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 09:14 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 09:14 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:14 25/04/2024