Chế tạo thành công môi chất RTIC: Triển vọng cho ngành xuất khẩu thủy sản

Nhóm tác giả của Trường cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa vừa nghiên cứu, chế tạo thành công môi chất có khả năng kết đông cực nhanh, cho phép bảo quản hầu như nguyên vẹn mọi tính chất và chất lượng sản phẩm tươi. Môi chất lạnh này (được đặt tên là RTIC) đã mở ra triển vọng mới trong việc nâng cao giá trị xuất khẩu cho các mặt hàng thủy, hải sản của Việt Nam.

hệ thống làm lạnh
Tiến sĩ Đặng Văn Lái hướng dẫn sinh viên vận hành hệ thống làm lạnh sử dụng môi chất RTIC - Ảnh: T.HÀ

KẾT ĐÔNG SIÊU TỐC

Hiện nay, việc chọn chế độ kết đông thủy sản có tầm quan trọng đặc biệt vì nó ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản và lượng điện năng tiêu hao trong quá trình sản xuất. Nhằm tạo ra một môi chất có khả năng làm lạnh nhanh nhưng ít hao phí năng lượng, tiến sĩ Đặng Văn Lái, Phó hiệu trưởng Trường cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa (chủ nhiệm đề tài) và nhóm cộng sự đã nghiên cứu để cho ra đời môi chất RTIC có khả năng làm lạnh ở -700C khi chạy trên mô hình máy lạnh cấp 1.

Theo tiến sĩ Đặng Văn Lái, để tạo độ lạnh ở nhiệt độ không khí -60 độ C, nhiệt độ bay hơi của môi chất phải đạt -70 độ C. Thế nhưng, chu trình lạnh 1 cấp với các môi chất lạnh truyền thống như Frêôn hay amôniắc thì không thể tạo được nhiệt độ -400C. Do đó, để sinh lạnh ở nhiệt độ thấp -70 độ C, dùng cho quá trình kết đông siêu tốc thủy sản, người ta đã sử dụng chu trình lạnh nhiều cấp hay ghép tầng. Tuy nhiên, hệ thống lạnh dựa vào các chu trình nhiều cấp hay ghép tầng rất cồng kềnh; có chi phí đầu tư ban đầu cao và công tác vận hành, bảo dưỡng phức tạp. Vì vậy, để tối ưu hóa chu trình máy lạnh 1 cấp, nhóm tác giả đã nghiên cứu và chế tạo môi chất lạnh RTIC.

Cũng theo tiến sĩ Đặng Văn Lái, việc nghiên cứu phương pháp để tạo hỗn hợp môi chất lạnh với các thành phần tối ưu vô cùng phức tạp vì công thức tính toán các thông số nhiệt vật lý, các phương trình trạng thái, các phương pháp tính toán cân bằng pha của hỗn hợp môi chất... chỉ mang tính chất gần đúng với các giả thiết. Tuy nhiên, sau một thời gian dài nghiên cứu, thử nghiệm nhiều lần, nhóm tác giả cũng đã phối trộn thành công hỗn hợp môi chất RTIC bao gồm 5 thành phần Argon, R14, R23, R134a, R123 (có thành phần pha lỏng, pha hơi khác nhau) được phối trộn theo phương pháp tối ưu.

Hệ thống làm lạnh sử dụng môi chất RTIC hoạt động như sau: Hơi môi chất gồm Argon, R14 sau khi sinh ra ở thiết bị bay hơi thì đi vào thiết bị hồi nhiệt sau đó thu nhiệt của dòng môi chất cao áp để tiếp tục bay hơi các thành phần còn lại và được máy nén hút về, nén lên áp suất cao và đẩy vào bình ngưng tụ giải nhiệt nước. Ở bình ngưng hơi, môi chất thải nhiệt cho nước và ngưng tụ môi chất R123 và R134a. Hỗn hợp môi chất ở trạng thái lỏng và hơi được dẫn vào thiết bị hồi nhiệt. Trong thiết bị hồi nhiệt, hỗn hợp môi chất cao áp thải nhiệt cho môi chất lạnh hạ áp, ngưng tụ hoàn toàn các môi chất thành phần còn lại là R23, R14 và Argon. Sau đó chất lỏng đi vào van tiết lưu và được đẩy vào thiết bị bay hơi. Trong thiết bị bay hơi, chất lỏng bay hơi thu nhiệt của môi trường lạnh để bay hơi môi chất Argon và R14. Hơi lạnh được máy nén hút về sau khi qua thiết bị hồi nhiệt. Như vậy vòng tuần hoàn môi chất được khép kín.

TRIỂN VỌNG CHO NGÀNH THỦY SẢN XUẤT KHẨU

Theo tiến sĩ Đặng Văn Lái, việc kết đông thường được thực hiện đối với các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao để xuất khẩu vào các thị trường Mỹ, châu Âu, Nhật... như tôm, cá ngừ đại dương. Tuy nhiên, hiện nay, giá trị xuất khẩu của thủy hải sản Việt Nam nói chung, cá ngừ đại dương nói riêng vẫn còn thấp. Một trong những nguyên nhân làm cho giá trị của sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường nước ngoài là do khâu chế biến, bảo quản của ta còn yếu.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tỉ lệ sản phẩm hỏng, tiết kiệm chi phí điện năng, giảm xử lý chất thải, năm 2013, Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, Bộ KH-CN, phối hợp với Tập đoàn ABI tổ chức lễ khánh thành Phòng Thí nghiệm Công nghệ CAS (Công nghệ được ABI giới thiệu có thể giữ cho nông sản, thủy sản, thực phẩm tươi ngon đến 99,7% sau 10 năm bằng phương pháp và thiết bị đông lạnh nhanh) đầu tiên tại nước ta với chi phí đầu tư ban đầu khá tốn kém. Hiện tại, Công ty cổ phần Bá Hải (Phú Yên) đã được Bộ KH-CN tạo điều kiện để tiếp cận với công nghệ này.

Với môi chất RTIC, nhóm tác giả cũng đã chọn các thông số môi trường không khí phù hợp với công nghệ kết đông CAS của Công ty ABI Nhật Bản mà Việt Nam đang tiếp cận. Cụ thể, khi kết đông siêu tốc ở nhiệt độ không khí -60 độ C và vận tốc không khí 5m/s các tia khí lạnh thổi qua bề mặt sản phẩm, trên bề mặt sản phẩm nhanh chóng tạo nên một lớp băng mỏng bao bọc quanh sản phẩm, làm giảm mất nước và giữ sản phẩm không bị cháy và biến dạng về mặt cơ học. Cùng với đó, hình dạng và kích thước ban đầu của sản phẩm cũng được duy trì trong suốt quá trình kết đông nên giúp giữ cho phẩm chất của sản phẩm không bị biến đổi.

Theo ông Trần Thiện Thuật, Trưởng phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế, Trường cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa, tháng 1/2015, đề tài trên đã được Hội đồng KH-CN (Bộ Công thương) nghiệm thu tại Hà Nội với kết quả đánh giá loại khá. Đặc biệt, hội đồng đánh giá rất cao về tính khoa học, sự thân thiện với môi trường và tính khả thi trong việc giải quyết bài toán kết đông thủy sản phục vụ xuất khẩu của ngành thủy sản Phú Yên nói riêng cũng như cho ngành thủy sản trong nước nói chung. Hiện tại, nhà trường đăng ký đề tài này thành dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước.

Báo Phú Yên, 01/06/2015
Đăng ngày 02/06/2015
Thái Hà
Kinh tế

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 07:49 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 07:49 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 07:49 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 07:49 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 07:49 20/04/2024