Giải pháp nuôi tôm vụ 3 cho các tỉnh miền Bắc

Ở một số tỉnh phía Bắc, thông thường, nuôi tôm chỉ đạt 1 vụ/năm, nhưng mấy năm trở lại đây, bà con nông dân đã mạnh dạn nuôi cả vụ 3, tập trung vào hai đối tượng chính là tôm sú và tôm thẻ chân trắng, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng bởi nhiều ưu điểm như: thời gian sinh trưởng ngắn, tốc độ tăng trưởng nhanh, sức đề kháng tốt...

nuôi tôm vụ 3
Ảnh minh họa

Ngày 16/8/2013 Tổng cục Thủy sản đã có công văn số 2181/TCTS-NTTS chỉ đạo nuôi tôm địa phương cho phép phát triển nuôi tôm chân trắng vụ 3 đối với các hộ, cơ sở nuôi tôm có khả năng đáp ứng điều kiện cần thiết như cơ sở hạ tầng đáp ứng với nuôi thâm canh, chủ động nguồn nước, có ao lắng, có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt để tận dụng cơ hội thị trường trong bối cảnh các nước sản xuất tôm chủ yếu bị suy giảm sản lượng do bệnh chết sớm, đến nay đã có nhiều địa phương triển khai nuôi tôm trái vụ.

So với các tỉnh Nam Trung bộ và các tỉnh miền Nam, các tỉnh ven biển miền Bắc từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế với đặc thù bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết (nhiệt độ thấp vào mùa đông, bão lụt) nên mùa vụ nuôi tôm khác với các tỉnh phía nam, thời vụ nuôi tôm ngắn, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm trên chân trắng hình thức nuôi  thâm canh, nuôi trên cát có lót bạt, mật độ nuôi cao từ 150-200 con/m2 cho năng suất và sản lượng cao (Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế) có điều kiện hạ tầng đảm bảo, phần lớn tập trung ở khu vực cao triều, ít chịu ảnh hưởng của lũ lụt, năng suất bình quân của hình thức nuôi này đạt 15 tấn/ha. Năng suất nuôi tôm vụ 3 đối với tôm chân trắng nuôi trong ao đất dao động trong khoảng 3-6 tấn/ha. Tôm sú nuôi qua đông thường có năng suất thấp, dao động trong khoảng 0,3-0,5 tấn/ha.

Theo đánh giá của các chuyên gia ngành thủy sản, nuôi tôm vụ đông rất khó khăn, yêu cầu kỹ thuật, chi phí đầu tư cao (khoảng 500 triệu đồng/ha), thời gian nuôi dài hơn chính vụ khoảng 1,5 lần nhưng bù lại hiệu quả kinh tế gấp 1 - 2 lần nuôi chính vụ và thị trường tiêu thụ khá thuận lợi.

          Mặt khác, nuôi tôm vụ đông phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi, tính rủi ro cao do biến động của thời tiết. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn, không thích hợp với sự phát triển của tôm nhưng lại thích hợp với điều kiện phát triển của một số mầm bệnh.

Để nuôi tôm vụ 3 đạt hiệu quả và phát triển bền vững, Tổng cục Thủy sản đã khuyến cáo các địa phương cần căn cứ vào điều kiện thời tiết từng năm làm cơ sở để xây dựng kế hoạch nuôi cho phù hợp. Nuôi tôm vụ 3 chỉ nên áp dụng đối với cơ sở nuôi có đủ điều kiện, chủ yếu là các doanh nghiệp, hộ nuôi có khả năng đáp ứng điều kiện cần thiết như cơ sở hạ tầng đáp ứng với nuôi thâm canh, chủ động nguồn nước, có ao lắng, có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt, tăng cường các giải pháp tăng nhiệt cho tôm nuôi (có mái che, nuôi trong nhà…). Mật độ thả nuôi vừa phải, phù hợp với điều kiện của cơ sở, không quá 80con/m2. Khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp, hộ nuôi tôm chọn mua tôm giống tại các cở sở sản xuất giống có uy tín, chất lượng cao, giống có nguồn gốc rõ ràng đã được kiểm dịch để thả nuôi.

Để góp phần giúp các doanh nghiệp, bà con ở các tỉnh miền Bắc nuôi tôm vụ đông thành công, năng suất cao, giảm dịch bệnh, Tại Hội nghị giao ban nuôi trồng thủy sản các tỉnh phía Bắc ngày 24/4/2015 tại Nghệ An, Hội Nghề cá Việt Nam đã đưa ra một số kiến nghị đối với Bộ NN&PTNT. Cụ thể: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật nuôi tôm bên cạnh làm tốt công tác quản lý vật tư chất lượng đầu, công tác quan trắc môi trường và có thông báo kịp thời để người nuôi có biện pháp phòng ngừa kịp thời; Nên quy định các cơ sở nuôi phải đáp ứng đủ điều kiện hạ tầng, cơ sở vật chất mới tiến hành thả nuôi để tránh tình hình dịch bệnh có thể xảy ra trên diện rộng; Bên cạnh đó có chính sách hỗ trợ vay vốn đối với những hộ nuôi có nhu cầu nuôi tôm vụ đông, giao cho các đơn vị liên quan nghiên cứu đánh giá cơ sở khoa học và xây dựng quy trình nuôi tôm vụ đông phù hợp các tỉnh miền Bắc. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, kiểm định chất lượng tôm giống, tôm bố mẹ ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, thanh tra giám sát để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động nuôi.

Fistenet, 03/06/2015
Đăng ngày 03/06/2015
Thu Hiền
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 11:24 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 11:24 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 11:24 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 11:24 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 11:24 25/04/2024