Tôm, cá chết hàng loạt, nông dân lâm cảnh nợ nần

Môi trường nước thay đổi bất thường cộng với nắng nóng kéo dài làm dịch bệnh bùng phát đã và đang khiến tôm, cá nuôi ở Thừa Thiên- Huế chết hàng loạt, đẩy hàng loạt hộ nông dân vào cảnh nợ nần.

bệnh tôm
Tôm nuôi chết hàng loạt đã khiến nhiều hộ dân ở xã Quảng An, huyện Quảng Điền đổ nợ. Ảnh: An Sơn

Thiệt hại nặng nề

Vụ nuôi năm nay gia đình anh Nguyễn Đức Khánh ở thôn Phụng Chánh, xã Vinh Hưng (huyện Phú Lộc) thả nuôi gần 1,6 triệu con tôm giống xen với cá dìa trên diện tích 10ha ao nuôi. Sau gần 2 tháng thả nuôi, tôm của gia đình anh Khánh bị chết hàng loạt. “Đến thời điểm hiện tại không còn con tôm nào sống sót, hơn 200 triệu đồng gia đình tôi vay mượn đầu tư nuôi tôm đã bị mất trắng”- anh Khánh rầu rĩ.

Cùng cảnh ngộ với gia đình anh Khánh là hàng loạt hộ dân khác ở xã Vinh Hưng. Tương tự, nhiều xã khác của huyện Phú Lộc như Vinh Giang, Lộc Trì, Lộc Điền, thị trấn Phú Lộc… cũng đã và đang xảy ra tình trạng tôm nuôi chết hàng loạt khiến nhiều hộ dân bị đẩy vào cảnh thua lỗ nặng nề. Không chỉ tôm mà nhiều loại cá được người dân nhiều xã nuôi xen ghép với tôm cũng đang chết hàng loạt.

Đây cũng là thực trạng chung ở nhiều xã thuộc các huyện Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang và thị xã Hương Trà. Số liệu thống kê từ các xã cho thấy, hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 250ha tôm mắc dịch bệnh, chưa kể diện tích cá nuôi; trong đó có khoảng 220ha tôm sú, còn lại là tôm chân trắng.

Ông Trần Mười (thôn An Xuân, xã Quảng An, huyện Quảng Điền) dẫn chúng tôi ra chỗ những hồ tôm của gia đình vừa bị dịch bệnh tấn công với vẻ mặt thất thần. Vụ nuôi năm nay ông Mười đầu tư hơn 500 triệu đồng mua giống và thức ăn để nuôi hơn 1ha tôm sú nhưng tôm đã bị chết sạch. “Tôi dồn hết vốn liếng và phải vay mượn nhiều nơi mới có tiền đầu tư nuôi tôm, giờ mất cả chì lẫn chài, nợ nần ngập đầu”- ông Mười than thở.

Cần điều chỉnh cơ cấu giống, lịch nuôi

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên- Huế, nguyên nhân khiến tôm, cá nuôi tại các địa phương chết hàng loạt là do môi trường nước thay đổi bất thường cộng với nắng nóng kéo dài làm bùng phát các loại dịch bệnh. Trong đó, môi trường nước vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai đang thay đổi theo chiều hướng xấu khi ao hồ bị ngọt hóa kéo dài, độ mặn giảm xuống rất thấp.

Ông Phan Quang Anh Khôi- Trưởng phòng Quản lý thủy sản (Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên- Huế) cho biết, việc nước đầm phá ngọt hóa kéo dài, độ mặn giảm là do tác động của các hồ thủy điện, thủy lợi. Cụ thể, trong các đợt mưa lớn trong thời gian qua, các hồ chứa này dư nước nên xả nước về hạ du. Đây là nguyên nhân gây ra sự ngọt hóa, giảm độ mặn của vùng đầm phá.

Theo bà Lê Thanh An- Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Thừa Thiên- Huế, tình trạng tôm, cá nuôi mắc dịch bệnh năm nay nhiều hơn so với mọi năm. Bà An cho biết, việc vùng đầm phá Tam Giang bị ngọt hóa đã khiến thủy sản thả nuôi mắc nhiều bệnh môi trường. “Các loại cá dìa, cá kình vốn rất hiếm khi bị dịch bệnh, nhưng năm nay tình trạng ngọt hóa đã khiến nhiều diện tích nuôi các loại cá này bị thiệt hại”- bà An cho biết.

Để hạn chế tình trạng ngọt hóa vùng đầm phá Tam Giang, Chi cục Thủy lợi và phòng chống lụt bão tỉnh Thừa Thiên- Huế đã yêu cầu các Nhà máy Thủy điện Hương Điền, Bình Điền điều chỉnh kế hoạch phát điện. Theo đó, từ 20.5 đến 30.6.2015 các thủy điện này phải giảm lưu lượng nước xả về hạ du. Sự điều chỉnh này sẽ giúp tăng độ mặn vùng đầm phá nhưng lại gây khó khăn cho công tác chống hạn, mặn trong vụ lúa hè thu. Vì vậy, để thủy sản thả nuôi không bị thiệt hại bởi thủy điện trong khi vẫn đảm bảo nước tưới cho lúa hè thu, vấn đề cần kíp hiện nay của Thừa Thiên- Huế là phải điều chỉnh cơ cấu giống, lịch thả nuôi và đầu tư các công trình hạ tầng thủy sản vùng nước lợ, mặn.

Các loại cá dìa, cá kình vốn rất hiếm khi bị dịch bệnh, nhưng năm nay tình trạng ngọt hóa đã khiến nhiều diện tích nuôi các loại cá này bị thiệt hại.

Dân Việt, 07/06/2015
Đăng ngày 09/06/2015
An Sơn
Dịch bệnh

Khắc phục bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm

Nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao, để tôm khoẻ mạnh, bà con cần quan tâm và chú trọng các yếu tố quan trọng.

Phòng ngừa bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm nuôi
• 10:45 05/07/2023

Chẩn đoán bệnh tôm thông qua máy học

Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI), học máy (machine learning – ML) hay học sâu (deep learning - DL) là những thuật ngữ thường được sử dụng ngày nay.

Mô phỏng
• 10:20 03/07/2023

Giải pháp phòng ngừa EHP trong trại sản xuất tôm giống

EHP - bệnh vi bào từ trùng đang là mối quan tâm lớn đối với người nuôi tôm. EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao trong ao nuôi, tuy nhiên chúng ký sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác.

Elanco product
• 17:30 22/03/2023

"Điểm mặt" thủ phạm gây bệnh trên tôm

Nhóm sinh viên của, Trường Đại học Nha Trang vừa hoàn thành đề tài về gen độc và đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên tôm nuôi tại Khánh Hòa. Qua đó, khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh đối với nuôi tôm hiện nay.

Thí nghiệm
• 16:05 04/01/2023

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 08:31 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 08:31 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 08:31 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 08:31 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 08:31 19/04/2024