Lao đao vì... cá ngừ đại dương

Chuyển nghề đánh bắt để tiếp tục ra biển hay neo tàu chờ "thời", hàng trăm ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương đang loay hoay, dò dẫm để chọn cho mình "lối đi" an toàn khi nghề đánh bắt cá ngừ đại dương đang tụt dốc.

cảng cá
Bến cảng phường 6, TP Tuy Hòa từng là nơi nhộn nhịp với những chuyến tàu từ biển xa bờ trở về đầy ắp những con cá ngừ đại dương nửa tạ, thì nay chỉ có những chuyến hàng cá chuồn và các loại cá nhỏ tuyến lộng.

Chuyển nghề

Đang giữa mùa đánh bắt, tại cảng cá Bạch Đằng của phường 6, TP Tuy Hòa, nhiều tàu câu cá ngừ đại dương xếp hàng nằm phơi mình dưới cái nắng hơn 40 độ. Trên bờ cảng, không có cảnh những phụ nữ tất bật mang cáng ra bờ biển đón tàu câu cá ngừ đại dương trở về để xúm vào khiêng cá thuê như mọi năm.

Nghe tin một tàu cá sắp về cửa biển, chúng tôi nán lại chờ. Đúng 10 giờ, chiếc tàu PY96572 của anh Nguyễn Thanh Hiệp chậm chạp qua cửa Đà Diễn rồi vào cảng. Tàu cập bờ, sau khi cột dây neo vào cầu cảng, anh em ngư dân dọn lưới, phao để chuẩn bị chuyển cá lên bờ. Khoang hầm mở ra, có vài con cá nhám nhỏ và ba con cá ngừ đại dương cỡ hơn 30kg, còn lại là một hầm đầy toàn cá chuồn. Những giỏ cá được ngư dân chuyển lên bờ để cân cho các chủ nậu. Công việc lựa chọn, phân loại được nhóm thợ của chủ nậu làm nhanh, sau đó, cá được đưa vào thùng xe đông lạnh đang đậu trên bờ cảng.

Chủ tàu Nguyễn Thanh Hiệp giải thích, khi những chuyến đánh cá ngừ đại dương liên tục thua lỗ, cách đây 3 tháng, anh đã mua lại 2 bộ lưới chuồn, trị giá hơn 300 triệu đồng để làm cùng lúc với nghề cá ngừ đại dương. Anh Hiệp nhẩm chi tiết: "Một chuyến lưới chuồn, tàu đi 20 ngày, chi phí chừng 60 triệu. Thông thường, lượng cá đánh được từ 5 đến 8 tấn. Với giá từ 17 đến 20 ngàn đồng một ký cá, cộng thêm tiền bán các loại cá khác, trừ chi phí, khoản lãi còn gần 80 triệu. Tiền chia mỗi lao động là 4 triệu đồng, nhờ vậy, anh em yên tâm hơn. Cứ dần dà như thế, lúc cá ngừ đại dương có, mình quay trở lại với nghề".

Anh Hiệp tâm sự, nhận chuyển giao nghề từ người cha vợ, anh đã đi đánh bắt cá ngừ đại dương gần 20 năm. Hồi trước, các chuyến biển, tàu về đều no cá, đạt trên dưới 30 con. Thỉnh thoảng cũng có vài chuyến hòa hay lỗ tổn chút ít nhưng bù qua, sớt lại vẫn có tiền để chia cho người đi bạn.

Từ Tết đến nay, mỗi chuyến đi biển, tàu anh chỉ câu chừng 10 đến 15 con, có chuyến chỉ 7 con, giá cá ngừ rớt còn 120.000 đồng/kg, giảm 50.000 đồng/kg so với mấy năm trước, trong khi chi phí chuyến biển tới 170 triệu. Nếu gặp may, tàu về đủ tổn, còn không, ăn chắc lỗ, có chuyến lỗ nặng đến 70 triệu đồng. Nhiều ngày đắn đo, anh đã vay tiền đầu tư giàn lưới chuyển qua đánh cá chuồn, hy vọng xoay chuyển được tình hình làm ăn. "Tàu về lỗ tổn, chủ tàu khó khăn đã đành, anh em bạn ra biển cả tháng trời, vợ con ở nhà chờ đợi mà về không có tiền, lấy gì lo cơm cháo gia đình. Mình làm ngơ sao được" - Anh Hiệp thổ lộ.

Cũng như anh Hiệp, hiện, một số chủ tàu ở phường 6 đã đầu tư làm thêm giàn lưới chuồn để đổi nghề và đánh bắt đa nghề. Ông Phan Thuẫn, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá phường 6, TP Tuy Hòa lý giải: Ví dụ, chuyến biển ý định chủ yếu là đi lưới chuồn, song có sẵn các loại nghề trên tàu, hễ thấy cá chuồn thì thả lưới, gặp cá ngừ đại dương, cá nhám là bổ giàn câu, rồi có khi câu mực. Tuy không bằng nghề cá ngừ đại dương lúc biển "no", nhưng gom các thứ cá lại cũng có tiền chia cho anh em đỡ ngặt.

Ngư dân Nguyễn Phương, người đi bạn trên tàu cá anh Hiệp cho biết, lúc nghề cá ngừ đại dương "đói", lênh đênh theo tàu trên biển cả tháng trời nhưng về nhà không có tiền, thấy vợ con thiếu thốn, anh cũng suy tính đến chuyện đi hái cà phê hay làm phụ hồ, kiếm chắc 170 đến 200 ngàn mỗi ngày. Tàu chuyển qua làm lưới chuồn, tuy có ăn hơn, nhưng anh vẫn đang lo cũng khó tránh khỏi bấp bênh. Song, "làm ăn với chủ tàu lâu năm đã thân quen, quý mến và vì thích biển khơi thoáng đãng nên không muốn bỏ biển lên bờ" - Anh Phương nói.

Theo chủ tàu Nguyễn Thanh Hiệp, việc chuyển nghề hay đánh bắt đa nghề là cách mà ngư dân tự xoay xở để duy trì ra biển. "Cả đời sống ở biển, ngư dân chúng tôi không bám biển làm ăn thì cũng không tự tin làm nghề khác. Dù khó đến đâu cũng phải tiếp tục đi biển để giữ nghề. Chủ tàu nào cũng phải tìm cách giữ chân người lao động. Nếu cho tàu nghỉ biển, anh em bỏ đi nơi khác làm ăn, khi muốn đi biển trở lại, mình không thể gọi được lao động" - Anh Hiệp nói.

Nhọc nhằn khát vọng biển khơi

Nghe chúng tôi hỏi chuyện nghề, ông Phan Thuẫn không giấu được niềm tự hào, từ trong khó nghèo, nhờ con cá ngừ đại dương, người dân TP Tuy Hòa đã đổi đời. Cá ngừ đại dương đã vực làng biển này, từ nhà tranh mái lá, từ đói nghèo mà vươn dậy, thay da đổi thịt với nhà tầng khang trang, xe cộ, máy móc đủ loại. Về phương tiện làm nghề, từ chỗ, phần lớn xuồng mê, ghe máy F, máy D, chỉ chạy loanh quanh ven bờ vài hải lý, hơn 20 năm vươn theo con cá ngừ đại dương, bà con đã đầu tư sắm hàng trăm tàu to, máy lớn. Hồi đầu câu cá ngừ, phương tiện lớn nhất chỉ 45 hay 60 mã lực với con số chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Giờ đây đã có gần 700 tàu, công suất máy từ 250 đến 500 mã lực. Tàu cá của ngư dân TP Tuy Hòa đã vươn ra tới vùng biển xa, vùng đánh bắt chung, cách bờ từ 400 đến 500 hải lý.

Vậy mà lúc này, để tránh "lún" vào nợ nần do đánh bắt cá ngừ đại dương thua lỗ, một số bà con đã cho neo tàu, còn phần lớn phải chuyển nghề. Tàu đánh lưới cá chuồn chỉ loanh quanh ở vùng lộng, ngư trường đánh bắt chừng 100 đến 200 hải lý. "Thiếu vắng ngư dân mình trên vùng biển xa bờ sẽ khó bảo vệ ngư trường, giữ nơi chỗ làm ăn cho con cháu sau này. Càng nóng lòng hơn khi Trung Quốc đang vô cớ ra lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông" - Ông Phan Thuẫn bày tỏ lo lắng.

Ông Thuẫn cũng cho hay, khi nghề khai thác cá ngừ tụt dốc, hàng chục dịch vụ trên bờ của bà con làng biển ở TP Tuy Hòa cũng bị "đổ" theo. Thời điểm đánh bắt cá ngừ đại dương, mỗi ngày, bến cảng này có hàng trăm người lao động kiếm cơm từ công việc khiêng cá, xay đá, vận chuyển nước, bán dầu và hàng hóa, nhu yếu phẩm cho các tàu đi biển. Nghề đánh lưới cá chuồn không cần nhiều công lao động nên rất đông người không có việc làm. Không có thu nhập, bà con làng biển chỉ biết vay mượn để tìm cái ăn qua ngày.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên, trong khoảng 650 tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân trong tỉnh, hiện đã có hơn 400 tàu chuyển sang hành nghề lưới chuồn hoặc vừa làm lưới chuồn, vừa câu cá ngừ đại dương. Phương thức khai thác đa dạng các loài thủy sản của ngư dân hiện nay nằm trong định hướng phát triển khai thác của ngành thủy sản Việt Nam. Tuy vậy, thực tế cho thấy, cung cách chuyển nghề hay làm nhiều nghề hiện nay chưa hoàn toàn là lối ra khả quan cho ngư dân.

Chủ tàu Lê Văn Quá cho biết, đầu mùa biển 2015, ông sắm giàn lưới chuồn mới toanh với số tiền hơn 200 triệu. Tàu đi mới 3 chuyến biển, mỗi chuyến chia cho bạn từ 3 đến 4 triệu. Chuyến biển vừa rồi, tiền bán cá chỉ đủ tổn, ông phải ráng nhín tiền nhà, đưa cho bạn mỗi người 1 triệu đồng. Nhắm ra biển tiếp lúc này sẽ không ổn, vợ chồng ông quyết định neo tàu, đưa giàn lưới chuồn lên bờ để vá lại và chờ đến khi biển có cá, dù biết rồi sẽ khó tìm được bạn cho chuyến biển sau. "Giờ phải mướn 10 công vá lưới, mỗi công giá rẻ cũng 100 ngàn một ngày. Phải mất cả tháng mới vá xong tấm lưới, như vậy tốn hết 30 triệu nữa. Tính từ lúc đầu tư giàn lưới chuồn, đi mấy chuyến biển mà chưa lấy được đồng vốn nào" - Vợ ông Quá than thở.

Từng được đề cử danh hiệu "vua" ở làng cá ngừ đại dương, lúc này, lão ngư Trần Kim Hoa cũng không giấu được nỗi buồn khi nói chuyện làm ăn. Ông bảo, con tàu là cả sản nghiệp của ngư dân, bao nhiêu tiền của, tâm huyết đã dồn hết cho nó. Ghe tàu, máy móc hễ có nổ máy ra biển mới giữ bền, còn nằm bờ lâu, máy móc rỉ sét, thân tàu phơi nắng sẽ nhanh hỏng hóc. Mấy tháng nay, nhìn những con tàu tiền tỷ phải nằm phơi mình dưới nắng, bụng dạ nóng như thiêu đốt. Ông Hoa trải lòng, bà con ngư dân cả cuộc đời đã sống, gắn bó với biển, mùi vị biển cả thấm vào máu thịt. Hơn ai hết, chúng tôi biết được giá trị của biển, có khó khăn thế nào rồi cũng vượt qua để giữ nghề, giữ biển làm ăn chứ không rời bỏ. "Mong sao bên cạnh các chính sách của Nhà nước để hỗ trợ hiện nay, các ngành chức năng sớm có các giải pháp thực sự thiết thực, hiệu quả, giúp ngư dân thoát khỏi tình trạng bấp bênh trên con đường làm ăn để tiếp thêm sức mạnh, quyết tâm bám biển" - Lão ngư Trần Kim Hoa bộc bạch.

Theo Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá phường 6 Phan Thuẫn, tuy có 90% ngư dân chuyển sang đánh lưới cá chuồn và làm đa nghê, song hiện nay cũng chỉ có 20% số phương tiện làm ăn hiệu quả. Thời gian tới, khó tránh được nguy cơ nhiều người tạm cho tàu neo bờ để nghỉ biển.

Báo Biên Phòng, 05/06/2015
Đăng ngày 09/06/2015
Phương Oanh
Đánh bắt

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 00:48 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 00:48 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 00:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 00:48 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 00:48 25/04/2024