Nuôi ngao Bến Tre ở… Hà Tĩnh

Người tiên phong đó là chị Nguyễn Thị Thanh (47 tuổi, ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Đến nay, sau gần 20 năm, mô hình này đã thành công, vừa mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình, vừa tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu.

thu hoạch ngao
Chị Nguyễn Thị Thanh (phải) và các công nhân đang thu hoạch tại vựa nuôi ngao của mình ở cửa biển.

Đi lên từ nghèo khó

Tiếp chúng tôi tại vựa ngao của mình, chị Thanh cho biết, chị vốn sinh ra ở vùng quê truyền thống làm nghề muối ở xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà. Năm 1989, chị lập gia đình với anh Lê Đình Thành rồi cùng dắt nhau về vùng ven cửa biển thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ sinh sống và gầy dựng cơ nghiệp với nghề chèo nốc (thuyền) trên biển, chở đá thuê từ Rú Bể lên thị xã Hà Tĩnh (nay là TP Hà Tĩnh) để kiếm tiền. Khi mua bán đá gặp khó khăn, chị chuyển sang nghề thu mua hải sản ở cảng cá Cửa Sót, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà.

Một lần, nhóm thương lái ở Nam Định, Thái Bình tìm về huyện Lộc Hà thu mua các loại hải sản như ngao, hến, ốc, cua, ghẹ… chị mạnh dạn đứng ra làm đầu mối trung gian thu mua hải sản tươi sống của người dân ở các xã trên địa bàn đem về bán lại cho thương lái. Khi thấy làm ăn thuận lợi, năm 1995, chị Thanh nhen nhóm ý tưởng phát triển sản xuất với mô hình nuôi ngao, hến. “Ngày đó, tôi thấy ở xã Mai Phụ và các vùng lân cận có hàng trăm hécta bãi cồn cát ven biển đủ điều kiện lý tưởng để phát triển mô hình nuôi ngao, hến… nhưng lại đang bị bỏ nên tôi quyết định phiêu lưu thử. Sau đó, vợ chồng tôi bàn bạc vay mượn tiền rồi đón xe ra Nam Định, Thái Bình tìm đến các chủ vựa nuôi ngao học hỏi kỹ thuật, cách thức nuôi. Tìm hiểu được một thời gian, vợ chồng tôi trở về quê viết đơn lên xã xin nhận cải tạo hơn 1ha cồn cát bồi ven biển ở thôn Mai Lâm để bắt đầu “khởi nghiệp”, nuôi thử nghiệm giống ngao tự nhiên của địa phương”, chị Thanh cho biết.

Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm, trong khi điều kiện thời tiết ở ven biển Hà Tĩnh khắc nghiệt, cộng với dịch bệnh nhiều, nên đợt nuôi giống ngao địa phương lần đầu bị thất bại. Sau nhiều ngày đêm suy nghĩ, vợ chồng chị bàn tính chuyển hướng sang nuôi giống ngao Bến Tre. Nhưng ngặt nỗi thời điểm đó, trong tay không có vốn. Cũng may, thông qua sinh hoạt tại Chi hội phụ nữ thôn Mai Lâm, chị Thanh vay được 1,5 triệu đồng (thời điểm đó số tiền này rất lớn) từ Quỹ phát triển phụ nữ Hà Tĩnh, kết hợp với cầm cố thêm một số tài sản đem vay Ngân hàng Chính sách, mượn thêm của anh em, bạn bè. Khi có vốn kha khá trong tay, chị Thanh mạnh dạn xin xã cho cải tạo, mở rộng thêm diện tích lên 3ha, 5ha, rồi 10ha… sau đó lại đón xe ra Nam Định, Thái Bình mua giống ngao gốc Bến Tre đưa về nuôi đại trà.

Chị Thanh cho biết, so với giống ngao tự nhiên của địa phương thì ngao Bến Tre mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, trong vụ mùa 2009-2010 đúng vào trận lũ lụt, hàng chục tấn ngao chuẩn bị cho thu hoạch đã bị nước biển cuốn trôi, thiệt hại khoảng 700 - 800 triệu đồng. “Lúc đó, nhìn bãi ngao mà chảy nước mắt, xót xa lắm! Nhưng tôi chưa bao giờ có ý nghĩ rút lui vì nuôi ngao cũng giống như trồng lúa, lúc được mùa, lúc mất mùa là chuyện có thể xảy ra. Vì thế tôi không nản lòng mà tiếp tục vay vốn về đầu tư nuôi ngao với quy mô lớn hơn. Và kết quả “trời không phụ lòng người”, đến nay tôi đã thành công với nghề nuôi ngao “, chị Thanh tâm sự.

Sự thành công đã giúp chị Thanh có tiền trả nợ, thoát nghèo, cuộc sống khấm khá, có vốn tái đầu tư sản xuất, xây cất được nhà cửa khang trang, sắm ô tô, xe máy, các tiện nghi phục vụ sinh hoạt trong gia đình. Ngoài ra, gia đình còn có điều kiện nuôi hai con lớn đang học tại Trường Đại học Sư phạm Vinh (tỉnh Nghệ An), Cao đẳng Sư phạm Dược Hà Tĩnh và con út học lớp 8 Trường THCS Tân Vĩnh.

Tạo việc làm, giúp phụ nữ nghèo

Hiện tại tổng diện tích nuôi giống ngao Bến Tre của chị Thanh đã lên đến hơn 15ha, với số vốn đầu tư từ 2 đến 2,5 tỷ đồng, mỗi năm cho doanh thu cả vốn lẫn lãi bình quân trên 2 tỷ đồng. Sản phẩm không chỉ cung cấp cho thị trường trong tỉnh Hà Tĩnh mà còn vươn ra các tỉnh, thành phố khác. Ngoài ra, chị còn giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho 7 lao động nữ ở địa phương (tuổi đời từ 20-60) với mức lương từ 3 triệu đến hơn 4 triệu đồng/người/tháng và 40 lao động nữ làm việc thời vụ với tiền công từ 150.000 đến hơn 200.000 đồng/người/tháng. Không dừng lại mô hình cá thể, từ năm 2010, chị bắt đầu liên kết với 10 hộ khác thành lập Hợp tác xã Hùng Thuận nuôi trồng, thu mua và chế biến thủy sản nổi tiếng ở Hà Tĩnh.

Chị Thanh cũng chia sẻ: “Đời sống người dân ở vùng cửa biển còn nghèo lắm, vì nghèo mà đã có nhiều người đã phải bỏ xứ đi nơi khác làm thuê cuốc mướn nhưng thu nhập cũng chẳng là bao. Vì vậy, ngay trên chính mảnh đất quê hương này, tôi sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình kinh doanh phát triển thủy sản, làm đại lý bao tiêu sản phẩm hải sản tươi sống để tạo ra nhiều việc làm hơn nữa cho người dân địa phương, đặc biệt là chị em phụ nữ nghèo. Dù có lời ít đi một chút nhưng thêm nhiều chị em có việc làm, thêm thu nhập ổn định là tôi cảm thấy phấn khởi và hạnh phúc lắm rồi”.

Từ thành công mô hình nuôi ngao Bến Tre của mình, hàng chục năm qua chị Thanh còn vận động, giúp đỡ nhiều bà con ở xã Mai Phụ tận dụng diện tích cồn cát ven biển bỏ hoang, cải tạo lại để cùng nhau nuôi giống ngao Bến Tre, nâng mức thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Chị còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi ngao cho bà con và hỗ trợ giống, tiền vốn không lấy lãi…Nhờ đó, đến nay nhiều người dân ở Mai Phụ từ chỗ nghèo khó, quanh năm làm thuê cuốc mướn đã vươn lên trở thành những người chủ trang trại nuôi thủy hải sản với thu nhập hàng trăm triệu đồng/mùa ngay trên mảnh đất quê hương.

Trao đổi với chúng tôi, chị Lê Thị Vinh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Mai Phụ cho biết, chị Thanh là một tấm gương điển hình tiên tiến trong đầu tư làm ăn kinh tế giỏi ở địa phương. Sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhiều người từ chỗ nghèo khó, nay có công ăn việc làm ổn định, thu nhập cao, qua đó cải thiện cuộc sống, góp phần làm thay đổi diện mạo mới của địa phương. 

Báo Sài Gòn Giải Phóng, 06/06/2015
Đăng ngày 11/06/2015
Dương Quang
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 12:35 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 12:35 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 12:35 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 12:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 12:35 19/04/2024