San sẻ khó khăn với người nuôi cá

“Nhờ Quỹ HTND cho vay 30 triệu đồng, tôi có điều kiện mua thêm 3 triệu trứng cá trắm, chép về ép giống. Vụ đó, tỷ lệ trứng nở đạt gần 90%, từ 9 sào nuôi cá giống, gia đình tôi lãi 100 triệu đồng” - anh Phạm Văn Tiệp (thôn 2, xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, Thái Bình) thổ lộ.

chăm sóc đàn cá
Ông Vũ Xuân Tình chăm sóc đàn cá của gia đình.  Ảnh: T.H

Toàn xã Vũ Đoài có 532ha đất canh tác thì tới 84,2ha nuôi trồng thủy sản. Nhiều năm nay, nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của xã.

Gỡ cái khó “đầu tiên – tiền đâu”

Trò chuyện với chúng tôi trong ngôi nhà khang trang mới xây, anh Tiệp chia sẻ: “Năm 2007, UBND xã Vũ Đoài có chủ trương vận động nông dân dồn điền đổi thửa, chuyển đổi từ lúa kém hiệu quả sang xây dựng cánh đồng thủy sản, tôi mạnh dạn dồn đổi 27 sào đất lúa sang phát triển kinh tế trang trại: Đào ao thả cá, chăn nuôi lợn, gà”.

Có được 2 ao cá với tổng diện tích 13 sào, anh Tiệp dành 9 sào nuôi cá giống và 4 sào nuôi cá thương phẩm. Mỗi năm anh xuất bán hàng chục tấn cá giống. Anh Tiệp bảo: “So với trồng lúa, nuôi cá lãi gấp 5 – 6 lần. Tuy nhiên chi phí đầu tư không hề nhỏ. Khó khăn lớn nhất mà các hộ nuôi cá gặp phải là thiếu vốn làm ăn”. Khó khăn này phần nào được tháo gỡ khi anh Tiệp và các hộ nuôi cá được tiếp cận nguồn vốn Quỹ HTND.

Cùng thôn với anh Tiệp và cùng được Quỹ HTND cho vay 30 triệu đồng, ông Vũ Xuân Tình chia sẻ: “Với 20 sào mặt nước nuôi cá thương phẩm, vụ vừa qua, gia đình tôi xuất bán 5 tấn cá, thu 150 triệu đồng, trừ chi phí còn bỏ túi 70 triệu đồng”.

Chia sẻ một phần lợi nhuận vào quỹ

Ông Vũ Đức Tuệ - Chủ tịch Hội ND xã Vũ Đoài cho biết: Dự án nuôi cá nước ngọt đảm bảo vệ sinh môi trường do Trung ương Hội NDVN phối hợp với Hội ND tỉnh Thái Bình thực hiện ở xã Vũ Đoài (từ tháng 8.2014 đến tháng 8.2016) với sự tham gia của 20 hộ ND ở vùng chuyển đổi tập trung với diện tích nuôi thủy sản là 8,46/34,4ha. Tổng số vốn vay là 500 triệu đồng, mỗi hộ vay từ 20 – 30 triệu đồng, phí cho vay 0,7%/tháng.

Ông Tuệ cho biết thêm: Được vay vốn đúng lúc, các hộ nuôi cá đều “ăn nên làm ra”, nên dịp Tết Ất Mùi vừa qua, mỗi hộ đều tự nguyện ủng hộ ít nhất 100.000 đồng vào Quỹ HTND xã để tạo thêm một phần vốn giúp đỡ các hộ nuôi cá khác khó khăn về giống và vốn. Quỹ HTND đã góp phần tăng cường hoạt động hiệu quả của Hội ND, từ đó thu hút hội viên ND tham gia hoạt động các phong trào của Hội. 100% các hộ trên vùng chuyển đổi đều tham gia sinh hoạt và ngày càng gắn bó với tổ chức Hội.

Anh Bùi Gia Khánh – Phó Chủ tịch Hội ND huyện Vũ Thư khẳng định: “Tuy nguồn vốn vay chưa cao với mức vay tối đa chỉ 30 triệu đồng/hộ, nhưng đã thực sự có ý nghĩa với các mô hình chăn nuôi nhỏ và vừa. Các hộ vay vốn không chỉ làm giàu cho gia đình, họ còn giúp đỡ những hội viên ND khác cùng phát triển. Đó là chủ trương mà Hội ND huyện hướng đến để góp phần đưa nền kinh tế huyện từng bước đi lên”.

Tôi mong các ban ngành và Hội ND các cấp tiếp tục quan tâm, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng như làm đường giao thông, kéo dây điện 3 pha... để nông dân thuận lợi hơn trong phát triển kinh tế.  Anh Phạm Văn Tiệp

Báo Dân Việt, 13/06/2015
Đăng ngày 14/06/2015
Thu Hà
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Người nuôi gặp khó khăn với tôm giống kém chất lượng

Một yếu tố quan trọng giúp một vụ nuôi thành công chính là chất lượng nguồn tôm giống. Với thực trạng hiện nay, người dân luôn gặp phải các nguồn tôm giống kém chất lượng, việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 17:38 22/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 06:30 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 06:30 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 06:30 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 06:30 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 06:30 29/03/2024