Đột phá từ trung tâm nghề cá

Một trung tâm nghề cá lớn đầu tiên cả nước sẽ được xây dựng vào năm 2016. Đây là dự án đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của nghề khai thác thủy hải sản Việt Nam.

cảng cá Đá Bạc
Phối cảnh Trung tâm nghề cá lớn tại cảng cá Đá Bạc.

Từ nhu cầu thực tế

Việt Nam có thế mạnh về đánh bắt khai thác hải sản trên biển xa cũng như gần bờ, nhưng nghịch lý là đến nay cả nước chưa có một trung tâm nghề cá đúng nghĩa, quy mô như các nước trong khu vực đang làm. Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của ngành hải sản và ảnh hưởng trực tiếp đến những lao động trong lĩnh vực. Từ bao đời nay, nghề biển gắn với hàng triệu ngư dân sống dọc ven biển cả nước, góp phần không nhỏ tạo nên tiếng vang cho thương hiệu hải sản Việt Nam. Có điều, nguồn thu của ngư dân ngày một bấp bênh, giảm sút nên nghề biển có nhiều thăng trầm.

Thực tế, mỗi con cá đánh bắt được, ngư dân phải vật lộn với vạn khó khăn giữa biển cả mênh mông. Tàu cập bờ, ngư dân lại nơm nớp lo chuyện khó bán hải sản. Cái khó ở đây là làm thế nào để bán được với giá phù hợp, không bị ép giá. Nhưng từ trước đến nay, mong mỏi này của ngư dân chưa được giải đáp, họ vẫn là bộ phận nắm đầu chuôi nên chưa bao giờ định đoạt được giá bán cá do mình làm ra.

Cá ngừ đại dương là một thương hiệu lớn của hải sản Việt Nam. Trong những năm gần đây, loại cá này luôn biến động về giá. Giá cá ngừ có khi bán tới 250.000 đồng/kg, nhưng cũng có lúc chỉ còn 45.000 đồng/kg, bằng một ký cá nục đánh bắt gần bờ. Nguyên nhân chính là do bị ép giá. Ngư dân Mai Thành Phúc, Đội trưởng Ngư đội Trường Sa Lớn cho biết, có hơn 40 năm gắn bó với Trường Sa nhưng chưa bao giờ ông định đoạt được giá bán cá khi tàu cập bờ.

Theo ông Phúc, trước đây, các thương lái thu mua cá đếm trên đầu ngón tay. Theo thời gian, nghề thu mua hải sản dễ kiếm tiền, không rủi ro như ngư dân nên nhiều thương lái xuất hiện khiến thị trường rối loạn. Ban đầu, để giành mối họ mua với giá cao, không chê cá, nhưng khi có được thị trường họ quay lưng thao túng giá. Nghiêm trọng hơn khi hiện nay các chủ nậu bắt tay với nhau thống nhất giá thu mua nên ngư dân không có sự lựa chọn để bán.

Chờ bước đột phá

Vừa qua, Bộ NN-PTNT đã có cuộc họp với UBND tỉnh Khánh Hòa để cụ thể hóa việc xây dựng Trung tâm nghề cá lớn (TTNCL). Theo tỉnh Khánh Hòa, vị trí xây dựng TTNCL tại cảng cá Đá Bạc, thành phố Cam Ranh và đã được Chính phủ đồng ý. Theo đánh giá của Bộ NN-PTNT, Khánh Hòa hội tụ đủ các yếu tố để xây dựng TTNCL và được thiết kế có mô hình tương tự cảng cá Busan (Hàn Quốc). Đây là một trong những cảng cá hiện đại và bảo đảm yếu tố môi trường nhất châu Á hiện nay. Về diện tích, cảng cá Busan tương đương với TTNCL tại Khánh Hòa, khoảng 46ha; trong đó diện tích mặt đất hơn 15ha, còn lại là mặt nước; có tổng vốn đấu tư 1.564 tỷ đồng, được huy động vốn từ nguồn vốn mục tiêu trung ương, vốn ODA, ngân sách đại phương và vốn xã hội hóa. Sau khi hoàn thành, dự án không chỉ trở thành nơi giao thương hải sản trong nước, mà còn được kỳ vọng trở thành trung tâm xuất nhập khẩu hải sản quy mô khu vực. 

Ông Đào Công Thiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết: “Dự án xây dựng TTNCL Khánh Hòa là dự án trọng điểm của cả nước, sau khi hoàn thành sẽ trở thành nơi giao thương buôn bán công khai giữa ngư dân và doang nghiệp thu mua. Do vậy, dự án kỳ vọng tạo ra sự công bằng để ngư dân không phải thiệt thòi như bấy lâu nay”.

Theo kế hoạch, dự án TTNCL tại Khánh Hòa sẽ được triển khai 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ năm 2016 - 2017. Tuy nhiên, do đây là mô hình thí điểm đầu tiên của cả nước, vì thế dự án điểm phải được nghiên cứu kỹ. Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, nhận định: Vì TTNCL là dự án đặc biệt, tiêu chí phải cao hơn các cảng cấp 1 nên ngay từ bây giờ phải có những đánh giá cụ thể, kỹ lưỡng khi làm dự án. Ngoài những hạng mục đã quy hoạch, đơn vị tư vấn phải xem xét, đánh giá nguồn hàng thông qua cảng hiện nay so với sau khi hoàn thành để có định hướng quy hoạch sát sườn.

“Những vướng mắc của dự án, bộ sẽ ưu tiên xem xét để dự án điểm triển khai đúng thời gian và lộ trình. Nguồn vốn đầu tư sẽ được  ngân sách ưu tiên. Ngoài ra, dự án đang chờ nhận khoản tài trợ 10 triệu USD từ Nhật Bản nên khá yên tâm”, ông Tám nhấn mạnh. 

Báo Sài Gòn Giải Phóng, 13/06/2015
Đăng ngày 14/06/2015
Văn Ngọc
Đánh bắt

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 17:42 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 17:42 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:42 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 17:42 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:42 29/03/2024