Phất lên từ con cá rô đồng

Khởi nghiệp bằng nghề nuôi cá nước ngọt với nhiều thất bại lẫn thành công, đến nay anh Lê Trọng Lực (34 tuổi, ngụ ấp Độc Lập, xã Giang Điền, H.Trảng Bom, Đồng Nai), đã có trong tay trại cá rô đồng rộng khoảng 6 ha, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

nuôi cá rô đồng
Anh Lực, chủ của trại cá cho thu nhập hàng trăm triệu/năm

Từ quê ở Thanh Hóa, năm 1998 anh Lực theo gia đình vào H.Trảng Bom lập nghiệp. Khi đang học lớp 12, anh Lực đã đến với nghề nuôi cá nước ngọt. Thời điểm này, anh nuôi cá lồng bè trên sông Đồng Nai. Được một thời gian, nhận thấy hiệu quả kinh tế thấp nên các bè cá dần bị anh Lực dẹp bỏ.

Năm 2003, tận dụng 10.000 m2 mặt nước ao hồ có sẵn của gia đình, anh Lực đầu tư nuôi các loại cá giống như trắm, chép, trôi, mè… để bán cho người nuôi. Qúa trình nuôi, nhận thấy con cá rô đồng rất phù hợp để phát triển tại địa phương nên anh chuyển hướng qua ươm nuôi cá rô giống để bán.

Đến năm 2006, anh Lực bắt đầu nuôi cá rô đồng và cá lóc thương phẩm. Năm đầu nuôi trên diện tích khoảng 12.000m2 mặt nước, cho thu hoạch 12 tấn cá thương phẩm/vụ. Thành công bước đầu giúp anh vững tin mở rộng diện tích, đầu tư nhiều hơn vào chăn nuôi cá rô đồng.

Theo anh Lực, cá rô đồng rất nhạy cảm với nguồn nước nên dễ bị mắc các bệnh như sốt xuất huyết, đường ruột. Mùa hạn, nước yếu khiến môi trường, thức ăn không đủ để xử lý, buộc phải xử lý bằng vi sinh khiến chi phí tăng cao. Còn mùa lạnh thì cá dễ mắc dịch bệnh, chậm lớn.

“Giai đoạn 2010 - 2011 chăn nuôi ở trại cá đi xuống rất nhiều. Nhiều lúc cá bị bệnh, nuôi trong ao mà cứ “hao hụt” dần. Cá càng ăn cám càng chết, đến khi thu hoạch thì năng suất sụt giảm nghiêm trọng”, anh Lực kể.

Sau nhiều năm nuôi có cả thành công và thất bại, anh Lực vừa nuôi, vừa rút kinh nghiệm, khắc phục được những thiếu sót ban đầu. Con cá rô đồng đã giúp gia đình anh Lực gây dựng cơ nghiệp, vươn lên làm giàu. Cá rô đồng nuôi khoảng 5 tháng rưỡi là cho thu hoạch, với hàng chục hồ cá được nuôi xoay vòng nên trại cá của anh luôn có cá bán quanh năm.

Hiện nay anh Lực có gần cả chục ao nuôi với diện tích khoảng 6ha, chủ yếu nuôi cá rô đồng thương phẩm. Ngoài ra anh còn nuôi thêm cá lóc, cá trắm, chép… Năng suất thu hoạch cá thương phẩm đạt hơn 450 tấn/ năm. Trại cá của anh cũng tạo công ăn việc làm cho 5 lao động địa phương, với mức lương từ 3 - 4 triệu/ tháng.

Anh Lực chia sẻ: “Khó khăn lớn nhất hiện nay đối với người nuôi là giá thành đầu vào khá cao. Cụ thể, thức ăn cho cá chiếm đến 70% chi phí, số còn lại là con giống, công nhân, điện, nước, thuốc men”.

Đánh giá về thị trường hiện tại, anh Lực cho hay: “Cá được các thương lái tới tận nhà để thu mua rồi bán đi các chợ đầu mối khắp các nơi nên thị trường tiêu thụ khá ổn định. Với giá khoảng 29.000 đồng/kg như hiện nay thì chăn nuôi cá rô đồng cho hiệu quả kinh tế khá cao”.

Mặc dù công việc ở trại cá luôn khiến anh bận “tối mắt tối mũi” nhưng anh Lực vẫn rất nhiệt tình tham gia công tác đoàn thể của địa phương. Hiện anh Lực là Chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã kiêm Phó chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên của xã Giang Điền.

Ông Đỗ Công Bộ, Phó chủ tịch xã Giang Điền nhận xét: “Trại nuôi cá nước ngọt của anh Lực được đầu tư với quy mô lớn và rất bài bản. Đây cũng là một trong những mô hình cho hiệu quả kinh tế cao nhất nhì của xã chúng tôi”.

Báo Thanh Niên, 15/06/2015
Đăng ngày 15/06/2015
Bài, ảnh: Tiểu Thiên
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 08:10 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 08:10 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 08:10 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 08:10 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 08:10 20/04/2024