Kỹ thuật cho lươn sinh sản bán nhân tạo và thuần hóa lươn đồng

Khi tham gia Chương trình “Hãy hỏi để biết” của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC16, tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của nông dân về kỹ thuật nuôi lươn và kỹ thuật sản xuất con giống cũng như cách thuần hóa lươn đồng để nuôi trong bể. Để giúp cho bà con nông dân nắm được kỹ thuật cho lươn sinh sản và thuần hóa lươn giống khai thác từ tự nhiên đạt hiệu quả cao, tôi đã tiến hành khảo sát tại một số hộ nông dân đã nuôi lươn và chọn lươn cái, tiến hành cho sinh sản bán nhân tạo, đồng thời thuần hóa lươn đồng rất thành công. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu kỹ thuật cho lươn sinh sản bán nhân tạo và cách thuần hóa lươn đồng để bà con chủ động con giống.

ổ lươn
Ảnh 1. Trứng lươn trong tổ đẻ

I. Kỹ thuật cho lươn sinh sản bán nhân tạo

1. Chuẩn bị bể

Dùng bạt để làm bể nuôi, thành bể được buộc chặt với cọc tre hoặc gỗ, chiều cao bể từ 0,8 - 1,0 m, bể nên là hình chữ nhật (kích thước 4m x 15m hoặc 4m x 20m). Sau khi dựng bể xong, lấy đất sét xếp xung quang thành bể (chú ý đất cao hơn mặt nước bể khoảng 10 - 15 cm), độ dày đất 0,4 - 0,5 m, diện tích đất xếp chiếm 50% diện tích bể (giữa bể không cho đất).

Cấp nước vào bể rồi tiến hành thả lươn. Bể có ống nước cấp vào và ống nước ra (chú ý bố trí ống nước cấp vào và ống nước ra đối diện nhau, tốt nhất theo chiều dài bể, ống nước ra khống chế độ sâu của nước bể khoảng 30 - 40 cm). Mặt bể có thể thả bèo tây, hoặc cây trúc nhỏ, bó thành bó xếp trên mặt nước để che nắng và ngăn ánh sáng, đồng thời làm nơi trú ẩn của lươn. Bố trí từ 8 - 10 khoảng trống để làm chỗ cho lươn ăn.

2. Chọn lươn cái

Lươn nuôi được 4 - 5 tháng, tiến hành chọn lươn cho đẻ. Chọn con đều cỡ, khỏe mạnh, không bị bệnh, màu sắc tươi sáng, quan sát con cái thấy trứng trong bụng. Mật độ lươn cho đẻ thả 25 - 30 con/m2 bể.

3. Cho sinh sản

Làm tổ cho lươn trên nền đất bằng cách khoét nhiều tổ hình trụ dọc theo thành bể, đường kính 30 cm, chiều sâu hết độ dày của đất, dưới đáy đặt ống nhựa phi 60 mm thông ra giữa bể, phía trên dùng một viên ngói để che kín miệng tổ (ảnh số 1 và 2), thay nước 1 lần/ngày để kích thích lươn phát dục.


Ảnh 2. Trứng lươn trong bọt

4. Mùa vụ cho sinh sản tốt nhất

Miền Bắc cho lươn đẻ từ tháng 4 đến tháng 8, miền Nam từ tháng 2 đến tháng 10.

5. Ấp trứng và nuôi lươn bột

Sau khi thấy lươn đã đẻ trứng, có thể để trứng nguyên tại tổ để trứng tự nở, hoặc có thể hớt bọt trứng đưa vào chậu ấp nhân tạo (chú ý phải giữ nguyên trứng trong bọt). Khi đưa vào chậu bổ sung sục khí 24/24 giờ, thay nước 1 lần/ngày, sau 7-10 ngày trứng nở.

Lươn bột nở sau 7 ngày cho ăn bằng trùn chỉ hoặc moina, bố trí giá thể bằng tơ dứa hay nilon cho lươn bột trú. Khi lươn được 20 - 25 ngày tuổi, đưa ra bể để nuôi lươn giống, mật độ nuôi từ 1.500 - 2.000 con/m2. Khi lươn giống đạt kích cỡ 50 - 60 con/kg có thể bán lươn giống cho các cơ sở nuôi lươn thương phẩm. Tỷ lệ sống của lươn bột lên giống nếu chăm sóc tốt có thể đạt 60 - 70%.

II. Kỹ thuật thuần hóa lươn đồng

1. Chọn giống và chăm sóc

Sau khi lươn đồng được khai thác về, chọn con giống đều cỡ, khỏe mạnh, không bị bệnh, không sây sát, màu sắc tươi sáng, khai thác tự nhiên (không khai thác bằng điện, câu, bả, chất dụ lươn…).

Trước khi thả phải tắm cho lươn bằng nước muối 3%, thời gian 15 - 20 phút để phòng bệnh. Cỡ giống thả 50 - 100 con/kg, mật độ thả 200 - 300 con/m2. Thả 7 - 10 ngày sau cho ăn, ban đầu cho ăn ít, tăng dần về sau, thức ăn là 80% cá tạp, giun, ốc bươu vàng say nhỏ trộn với 20% thức ăn công nghiệp. Ban đầu cho ăn 1 lần/ngày, sau 2 tuần lươn đã quen cho ăn 2 lần/ngày.

Có thể thuần hóa lươn trong bể có bùn hoặc không bùn, nếu có bùn mật độ giảm 1/2 so với nuôi không bùn (khoảng 100 - 150 con/m2). Thời gian thuần hóa từ 20 - 30 ngày là được, tỷ lệ sống có thể đạt trên 80% nếu chất lượng lươn đưa vào thuần hóa tốt. Thay nước 1 lần/ngày để đảm bảo nước không bị ô nhiễm.


Ảnh 3. Thuần hóa lươn đồng bằng thùng phi

2. Phòng trị bệnh

Trong quá trình nuôi phải quan sát hàng ngày để phát hiện những con bị bệnh (biểu hiện là tách đàn và ngóc đầu lên, không ăn, bơi vật vờ…), bắt những con này nhốt riêng và tắm mước muối 3% hoặc thuốc tím (KMnO4) để trị bệnh. Cho lươn ăn thêm Vitamin C để tăng sức đề kháng.

3. Vận chuyển

Lươn rất dễ vận chuyển, khi thuần hóa xong, trước khi bán giống phải dừng cho ăn 1 - 2 ngày, thả lươn vào bể nước sạch ít nhất 24 giờ trước khi vận chuyển, chuẩn bị thùng xốp hoặc dụng cụ vận chuyển chứa lươn. Khi đánh bắt, dùng vợt xúc nhẹ nhàng tránh sây sát (chú ý chỉ cho thêm một ít nước để lươn không bị khô da), vận chuyển xa thời gian trên 4 giờ thì đóng túi nilon bơm ô-xy.

Bà con cần tư vấn có thể liên hệ với ông Kim Văn Tiêu (số điện thoại 0437.711.297) để biết thêm thông tin.

Khuyến Nông Việt Nam, 15/06/2015
Đăng ngày 17/06/2015
Kim Văn Tiêu  - PGĐ. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 18:04 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 18:04 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:04 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 18:04 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:04 29/03/2024