Săn rùa vàng 350 triệu/kg: Chấn động dân Hà Tĩnh

Gần đây, tin đồn có người bắt được rùa vàng (rùa hộp ba vạch) bán được cả tỷ đồng, khiến nhiều người dân một số xã thuộc huyện Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh) xôn xao, đổ xô vào rừng để tìm kiếm, hy vọng đổi đời.

rùa vàng
Rùa vàng đang được người dân truy lùng ráo riết

Rùa là một trong nhóm tứ linh “long - ly - quy - phượng”, được xem là vị thần linh thiêng. Do đó, người gặp được rùa vàng (rùa hộp ba vạch) là xem như vận may đến. Bởi đây là loài rùa quý hiếm, rất ít người có thể bắt được. Mặc dù không biết rõ công dụng của loài rùa này để làm gì? Nhưng hay tin có người bắt được rùa vàng và bán được hàng tỷ đồng, nhiều người đã bỏ bê công việc vào rừng đi săn rùa, thỏa mãn mộng làm giàu.

Bỗng thành triệu phú nhờ bắt được rùa vàng

Từ bao đời nay, người dân một số xã thuộc huyện Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh) truyền nhau rằng nếu người nào một lần trong đời có cơ may bắt được rùa vàng trong tự nhiên thì sẽ trở thành triệu phú chỉ sau một đêm. Mặc dù khi được hỏi đến công dụng của loài rùa quý này thì có đến hơn 90% người dân địa phương trả lời không biết, số còn lại thì cũng trả lời chung chung. Tuy nhiên, có một thực tế mà người dân địa phương rất quan tâm. Đó là số tiền mà loài rùa này mang lại. Họ cho rằng, ở ngoài thị trường "chợ đen" loài rùa quý này được bán vài trăm triệu, thậm chí lên cả tỷ đồng, nếu còn nguyên con và gặp được khách mua.

Vì rùa vàng có giá “khủng” như vậy nên người dân sinh sống ở các khu vực đồi núi luôn ôm mộng được sở hữu để nhanh chóng trở thành tỷ phú. Theo những bậc cao niên sống ở khu vực đồi núi thuộc xã Phương Mỹ (huyện Hương Khê), cách đây 40 năm có nhiều người địa phương bắt được rùa vàng mang bán lấy hàng chục triệu đồng. Nhưng từ sau năm 1980 đến nay, loài rùa này bỗng nhiên “biến mất”.

Thậm chí, nhiều người còn cho rằng loài vật tiền tỷ này tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Nhưng cách đây không lâu, người dân địa phương rộ lên tin đồn, có một người dân thuộc xã Phương Mỹ và một người thuộc xã Hà Linh (huyện Hương Khê), trong một thời gian cách nhau không lâu, bắt được rùa vàng và trở thành tỷ phú.

Điều này đã khiến người dân nơi đây xôn xao, mộng làm giàu từ loài vật tiền tỷ này lại có dịp trỗi dậy. Nhiều thanh niên lập thành từng nhóm nhỏ vào rừng tìm kiếm cơ may đổi đời. Nhiều người địa phương cho biết, gần đây có người đã bắt được rùa vàng và bán với giá cao.

Đó là thời điểm vào khoảng cuối tháng 6/2014, khi 2 anh em ruột gồm Nguyễn Văn Ng. và Nguyễn Văn L. (ngụ xóm ấp Tiến 1, xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) trong một lần đi rừng tìm mật ong và săn kỳ đà, đã vô tình bắt được một con rùa vàng. Sau đó họ mang đi bán được gần 1 tỷ đồng. Không lâu sau, chị Nguyễn L. (ngụ xóm 10, xã Hà Linh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) nhà gần đồi Hỏi Nác thuộc xã Hà Linh, nửa đêm ra vườn đi vệ sinh cũng bắt được một con rùa vàng và bán được cả chục triệu đồng.

Thông tin trên được gia đình giữ kín nhưng không lâu sau đó bị lộ ra ngoài đến tai những người dân trong vùng. Bà Nguyễn Thị T. (một người dân cùng xã với anh L.) cho biết: “Việc 2 anh em nhà anh L. bắt được rùa vàng là sự thật. Hôm ấy, 2 anh em nó đi vào rừng bắt chè khé (loại cua đá sống ở suối trên núi) và kỳ đà, tối về thì cũng chẳng thấy ai nói gì đến việc bắt được. Nhưng đến mãi gần nửa tháng sau, thì nghe người ta đồn là 2 anh em vừa đi Hà Nội bán rùa vàng về thì chúng tôi mới biết. Nghe đâu là họ bán được hơn 900 triệu đồng hay một tỷ gì đó”.

săn rùa vàng
Người dân đổ xô săn rùa vàng

Tìm hiểu từ gia đình anh L., được biết, anh có bắt được rùa vàng chỉ nhưng chỉ bán được 350 triệu đồng, chứ không được cả tỷ như lời đồn bên ngoài. Sau khi bán được rùa vàng, anh L. chia cho anh em trong gia đình, mỗi người 5 triệu đồng, hàng xóm thân thiết mỗi nhà 5, 7 trăm ngàn đồng. Số tiền còn lại thì dùng để trả nợ, mua xe, cho vay và cất gửi...Người dân đổ xô “săn” rùa vàng

Sau khi thông tin anh L. bắt được rùa vàng đúng là sự thật, nhiều thanh niên trong làng lập thành từng nhóm nhỏ âm thầm lần tìm đến khu đồi mà trước đó anh L. vô tình bắt được rùa quý để săn tìm. Bởi, họ cho rằng rùa là loài đẻ trứng, mỗi lần đẻ thì rất nhiều con và sống trong cùng một khu vực, chứ không cách xa nhau mấy quả đồi hay hàng chục cây số như loài khác. Do đó, chắc chắn sẽ vẫn còn rùa quý sinh sống đâu đó xung quanh khu vực mà anh L. tìm được.

Một số người còn cho rằng đây là loại rùa sống thành từng đôi và có trọng lượng từ 800g đến 1,5kg. Cứ như vậy, từng tốp người, hết đợt này đến đợt khác vào khuấy động rừng già, ở những nơi nào có nhóm người đi qua đều bị xới tung.

Trước những tin đồn về sự việc trên, PV đã đem câu chuyện đến tìm gặp ông Nguyễn Hồng Quân, Chủ tịch UBND xã Phương Mỹ và được ông này cho biết: “Ở địa phương chúng tôi từng có người dân đi soi và bắt được rùa quý và mang bán được rất nhiều tiền. Ngày trước có anh L. ở xóm Ấp Tiến, vào một hôm đi soi ban đêm thì bắt được một con rùa vàng. Con rùa này sau đó được anh này mang đi bán, có tiền về nhà mua ti vi, mua xe máy rồi sắm sửa đồ. Theo gia đình trao đổi thì con rùa nặng 1,2kg và bán được 350 triệu, nhưng có người ngoài đồn là anh ấy mang đi bán được đến cả tỷ đồng…!”

Động vật quý hiếm

Theo tài liệu khoa học, rùa hộp ba vạch (hay rùa vàng) có tên khoa học: Cuora trifasciata là một loài rùa hộp cỡ trung bình. Giới Animalia, ngành Chordata, lớp Sauropsida, bộ Testudines, phân bộ Cryptodira, liên họ Testudinoidea, họ Geoemydidae, Phân họ Geoemydinae, Chi Cuora, loài trifasciata

Đặc điểm: mai hơi dẹp, trên mai có 3 gờ (1 gờ sống lưng, 2 gờ bên). Yếm rùa gồm 2 mảnh cử động được có thể kép kín vào mai. Lưng màu nâu, có 3 vạch xám đen chạy dọc theo 3 gờ trên. Yếm rùa màu xám đen, viền đỏ nâu. Chiều dài của mai khoảng từ 17 - 20cm, gần gấp đôi chiều rộng. Rùa hộp ba vạch ăn các loại quả, lá cây, các loại rong, bèo mọc ở ven suối và khe rãnh, kể cả sâu bọ. Rùa hộp ba vạch có sức nhịn đói lâu, có thể tới 2 tháng. Rùa thường đẻ 2 trứng vào mùa hè, trứng có hình ô van, kích thước 27 đến 50mm. Rùa hộp ba vạch sống ở ven suối, các vùng rừng núi và trung du, tới độ cao 1.000m. Ban ngày rùa ẩn dưới những đống lá cây mục nát ven suối hay khe rãnh, ban đêm mới ra kiếm mồi.

Phân bố: Rùa hộp ba vạch phân bố tại bắc Myanma, nam Trung Quốc (kể cả đảo Hải Nam), Việt Nam (Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phú-Tam Đảo, Hà Tĩnh). Rùa hộp ba vạch có giá trị thẩm mỹ và kinh tế (dùng làm thực phẩm, mai và yếm được nấu cao). Bột mai rùa được dùng trong món cao quy linh theo truyền thống của người Hoa vùng Ngô Châu, ăn rùa có thể trị bệnh ung thư. Tình trạng: Cực kỳ nguy cấp (tiếng Anh: Critically Endangered, viết tắt CR) – Rùa hộp ba vạch nằm trong danh trách báo động đỏ đe dọa tuyệt chủng thuộc nhóm B1 ngang với Tê giác, Sao La, Báo Amur.

Công lý/Vietnamnet, 16/06/2015
Đăng ngày 17/06/2015
Đánh bắt

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 06:25 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 06:25 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 06:25 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 06:25 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 06:25 26/04/2024