Thái Lan cần 350.000 tấn tôm để đáp ứng công suất chế biến

Mặc dù sản lượng tôm của Thái Lan đang được cải thiện năm 2015 tuy nhiên sản lượng này có thể chưa đủ để đáp ứng công suất chế biến của ngành. Sản lượng sẽ tăng năm 2015 do người nuôi đã có phương pháp đối phó với Hội chứng tôm chết sớm (EMS)

tôm thẻ chân trắng

Sản lượng tôm năm nay của Thái Lan có thể đạt 250.000 – 260.000 tấn, tuy nhiên toàn ngành đang phấn đấu đạt 300.000 tấn.

Theo Giám đốc công ty XK tôm lớn thứ 2 Thái Lan (Marine Gold Products) sau Thai Union Frozen Products, khoảng 350.000 tấn tôm nguyên liệu mới có thể đáp ứng tổng công suất chế biến của ngành.

Các nhà chế biến Thái Lan đang NK tôm nguyên liệu từ Ấn Độ để bù đắp sản lượng giảm. NK tôm nguyên liệu từ Indonesia đang bị cấm.

Marine Gold dự kiến tăng trưởng kim ngạch XK 10-15% năm 2015 sau khi XK 30 triệu pao thành phẩm năm 2014.

Khoảng 70% sản phẩm của công ty được XK sang Mỹ. Phần còn lại được XK sang các nước châu Á và Anh.
Đầu năm 2015, thuế GSP đối với các sản phẩm nguyên liệu cho Thái Lan kết thúc sau mức thuế ưu đãi với tôm chế biến và tôm hấp chín được áp dụng từ đầu năm 2014.

Thái Lan chịu thuế 12% đối với tôm nguyên liệu tính từ 1/1/2015 so với mức 4.2% nhờ GSP.

Đầu năm 2014, thuế đối với tôm chế biến và hấp chín từ Thái Lan tăng từ 7% lên 20%.

Trong bối cảnh nguồn cung nguyên liệu thấp, nhiều nhà chế biến tôm Thái Lan phải thu hẹp quy mô hoặc tạm thời ngừng hoạt động. Các nhà chế biến đang tập trung sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng, đa dạng hóa các mặt hàng XK để tồn tại trong bối cảnh khó khăn.

Giá tôm Thái Lan giảm trong bối cảnh nguồn cung tôm toàn cầu tăng do tất cả các nước đều tăng sản lượng. Lượng tồn kho trên thị trường Mỹ đạt cao nên các nhà NK nước này chưa tăng NK tôm.

Giá tôm cỡ 70 con/kg đạt 150 bạt/kg trong tuần từ 11-16/5/2015 so với 245-258 bạt/kg của cùng thời điểm này năm 2014.

Vasep, 17/06/2015
Đăng ngày 18/06/2015
Kim Thu
Chế biến

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:47 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:47 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 12:47 25/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 12:47 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 12:47 25/04/2024