Cần nâng cao năng lực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong ngành thủy sản

Những năm qua, ngành thủy sản Việt Nam có tốc độ phát triển vượt bậc và trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Ðể đạt được kết quả này, sự đóng góp của nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) ứng dụng vào sản xuất là không nhỏ. Tuy nhiên, công tác này vẫn chưa phát huy đúng mức, rất cần những chính sách và điều kiện thuận lợi để nghiên cứu KH&CN thể hiện đúng vai trò của mình.

khai thác cá
Cần ứng dụng KH&CN để nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác, chế biến thủy sản

Theo Tổng cục thủy sản, trong thời gian qua, ngành đã chủ động nghiên cứu công nghệ sản xuất giống hầu hết các đối tượng thủy sản nuôi chủ lực như: tôm sú, tôm chân trắng, tôm càng xanh, cá tra, cá rô phi...; đồng thời đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chọn tạo đàn giống bố mẹ có tính tăng trưởng nhanh đối với cá tra, cá rô phi, tôm chân trắng, tôm sú, cá chép. Ngoài ra, ngành cũng đã tiến hành nhập và thuần hóa thành công một số đối tượng nuôi như: cá hồi vân, cá tầm, cá quế.

Trên lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, các nhà khoa học cũng đã xác định có khoảng 12.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, đặc biệt có mặt hệ sinh thái hệ san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn. Trong tổng số loài được phát hiện, có khoảng 6.000 loài động vật đáy, 2.435 loài cá với trên 100 loài có giá trị về kinh tế. Ðồng thời, trong khâu bảo quản thủy sản khai thác, ngành cũng đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ làm lạnh nước biển, bể ngâm hạ nhiệt, khay chứa đựng, các phương tiện bốc dỡ; làm chủ công nghệ bảo quản và vận chuyển sống đối với một số loài hải sản như: cá, nhuyễn thể, giáp xác… đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Tuy vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ thủy sản chưa nhiều, các sản phẩm nghiên cứu chưa thật sự có đột phá, ngành thủy sản chưa thật sự làm chủ công nghệ và chưa ổn định được công nghệ tạo giống đáp ứng yêu cầu sạch bệnh, kháng bệnh, khả năng tăng trưởng và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, công nghệ sản xuất vaccin, chế phẩm sinh học còn hạn chế, chưa có nhiều sản phẩm chất lượng cao và ổn định. Vấn đề dịch bệnh trong hoạt động nuôi trồng thủy sản vẫn thường xuyên xảy ra. Tổn thất sau thu hoạch trên tàu cá còn cao và một số sản phẩm chế biến còn ở dạng bán thành phẩm, kể cả sản phẩm của các đối tượng chủ lực...

Tại hội nghị “Khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản” vừa tổ chức tại Hà Nội, bộ trưởng Bộ NN và PTNT Cao Ðức Phát nhận định, nhìn chung quá trình phát triển KH&CN của ngành thủy sản trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém.

Ðể khắc phục những hạn chế trên, bộ trưởng Cao Ðức Phát cho rằng cần tập trung nâng cao năng lực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, trước mắt phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản. Về khai thác thủy sản, cần đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KH&CN để nâng cao hiệu quả một cách bền vững theo hướng không tăng sản lượng khai thác nhưng phải nâng cao giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của sản phẩm khai thác.

Về nuôi trồng thủy sản, trên cơ sở phát huy lợi thế điều kiện tự nhiên của đất nước, lấy KH&CN để tiếp sức, thúc đẩy, tập trung nghiên cứu giống, dịch bệnh, công nghệ nuôi, công nghệ tàu cá, kinh tế quản lý, môi trường… Ðồng thời, cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo để hình thành đội ngũ cán bộ khoa học có đủ tố chất, năng lực, trình độ nghiên cứu và ứng dụng KH&CN. Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư cho KH&CN, tăng cường liên kết công tư để tạo khả năng tiếp cận nhanh đối với công nghệ tiên tiến trên thế giới. Nhà nước thực hiện chính sách miễn giảm thuế, trợ cấp thuê chuyên gia đầu ngành trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu KH&CN. Ðồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng nâng cao trình độ KH&CN ngang bằng các nước trên thế giới.

Khoa học phổ thông, 26/06/2015
Đăng ngày 26/06/2015
Nguyễn Quang Trí
Khoa học

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Hạt Nano bạc có khả năng loại bỏ kim loại nặng trong nước

Kim loại nặng được coi là thành phần chính trong nước thải nuôi trồng thủy sản, gây ra rủi ro nghiêm trọng cho cả con người và môi trường. Do đó nghiên cứu loại bỏ kim loại nặng trong nước là cần thiết để đảm bảo nguồn nước sạch trong môi trường, ứng dụng rộng rãi trong đời sống và nuôi trồng thủy sản.

Nano bạc
• 10:53 03/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 14:17 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 14:17 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 14:17 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 14:17 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 14:17 19/04/2024