Phát hiện hóa thạch một loài rùa chưa từng được biết đến

Một nhóm các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện hóa thạch một loài rùa chưa từng được biết đến trước đây, loài này có hình thể khá giống với một số loài bò sát, được đặt tên Pappochelys, chúng đã từng sống ở vị trí ngày nay thuộc về nước Đức vào trung kỷ Triassic cách đây chừng 240 triệu năm, được coi là mối liên kết còn thiếu trong lịch sử tiến hóa của loài rùa.

rùa hóa thạch
Ảnh chụp màn hình Sci-News

"Bí ẩn về lớp vỏ rùa là câu hỏi từ lâu trong sinh học tiến hóa trong trường hợp của Pappochelys, chúng ta thấy rằng bụng của nó được bảo vệ bởi một mảng các que xương, một số trong đó đã được hợp nhất với nhau", thành viên nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Hans-Dieter Sues của Bảo tàng Quốc gia Lịch sử Tự nhiên Smithsonian cho biết.

Trang Sci-News dẫn lời Hans-Dieter: “Một giai đoạn như vậy trong sự tiến hóa của vỏ rùa đã lâu đã được dự đoán bởi nghiên cứu phôi thai về rùa ngày nay nhưng chưa bao giờ được quan sát thấy trong các hóa thạch mãi cho đến bây giờ".

Tiến sĩ Hans-Dieter Sues cùng tiến sĩ Rainer Schoch của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Stuttgart, đã nghiên cứu hơn một chục mẫu Pappochelys đã được thu thập bắt đầu từ năm 2006.
Pappochelys dài khoảng 20 cm, sống trong một môi trường nhiệt đới dọc theo bờ của một hồ nước nơi bây giờ là miền nam nước Đức. Các loài bò sát sử dụng răng mấu nhỏ bé của mình để ăn côn trùng và sâu. Chúng có một cái đuôi dài để giúp bơi lội.

Các nhà khoa học cho rằng sự phát hiện của loài này xác nhận được phần bụng của mai rùa, được gọi là yếm, hình thành thông qua sự hợp nhất của cấu trúc giống xương sườn và các bộ phận xương vai.

Các đặc điểm thể chất của Pappochelys chỉ ra nó một trung gian rõ ràng giữa hai trong số các loài rùa sớm nhất được biết đến, Eunotosaurus và Odontochelys.

Eunotosaurus được coi là tiền thân lâu đời nhất của loài rùa sống cách đây 260 triệu năm ở khu vực ngày nay là Nam Phi. Nó có rất nhiều đặc điểm chỉ có ở loài rùa, bao gồm cả xương sườn rộng và thiếu cơ liên sườn, trong đó đính kèm giữa các xương sườn. Eunotosaurus cũng có một cái đuôi dài thon.

Các tính năng trong hộp sọ của Pappochelys cũng cung cấp bằng chứng quan trọng rằng rùa có liên quan chặt chẽ nhất với các loài bò sát hiện đại khác, chẳng hạn như thằn lằn và rắn. Trước đây, các nhà khảo cổ tin rằng rùa có thể có nguồn gốc từ các loài bò sát đầu tiên được biết đến.

Báo Thanh Niên, 28/06/2015
Đăng ngày 29/06/2015
Tạ Xuân Quang
Khoa học

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Hạt Nano bạc có khả năng loại bỏ kim loại nặng trong nước

Kim loại nặng được coi là thành phần chính trong nước thải nuôi trồng thủy sản, gây ra rủi ro nghiêm trọng cho cả con người và môi trường. Do đó nghiên cứu loại bỏ kim loại nặng trong nước là cần thiết để đảm bảo nguồn nước sạch trong môi trường, ứng dụng rộng rãi trong đời sống và nuôi trồng thủy sản.

Nano bạc
• 10:53 03/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 23:17 18/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 23:17 18/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 23:17 18/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 23:17 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 23:17 18/04/2024