Vươn lên trong khó khăn

Sự tụt giảm sản lượng của nhóm ngành trồng trọt, cùng với tình hình XK của một số nhóm nông sản và thủy sản chủ lực tiếp tục khó khăn đã khiến cho tốc độ tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp nửa đầu năm 2015 không như mong đợi.

Bộ trưởng
Bộ trưởng Cao Đức Phát phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Trồng trọt lao đao

Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm do Bộ NN-PTNT tổ chức hôm qua (1/7) cho thấy, tình hình khó khăn cả về SX lẫn XK nhiều mặt hàng nông sản chủ lực đã khiến tốc độ tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp bị kéo tụt so với cùng kỳ năm 2014.

Cụ thể 6 tháng đầu năm 2015, mặc dù là lĩnh vực chiếm tỉ trọng cao nhất trong ngành nông nghiệp (50,7%), tuy nhiên trồng trọt lại tăng trưởng thấp nhất trong ngành nông nghiệp với mức 1,08% (so với 2,8% của 6 tháng đầu năm 2014).

SX lúa vụ ĐX 2015 ghi nhận sự tụt giảm cả về diện tích và sản lượng (diện tích đạt 3,1 triệu ha, giảm 4,3 nghìn ha; sản lượng đạt 20,7 triệu tấn, giảm 153 nghìn tấn so với ĐX 2014). Trong đó, năng suất lúa các tỉnh phía Bắc giảm 0,3 tạ/ha, các tỉnh ĐBSCL giảm 0,4 tạ/ha.

Không chỉ lúa, đa số các loại cây trồng ngắn ngày khác như ngô, đậu tương, khoai lang… cũng đều giảm cả về diện tích và sản lượng. Các loại cây công nghiệp dài ngày khác trước sự khó khăn về thị trường nên không tăng nhiều về diện tích.

Trong khi đó, tình hình XK một số mặt hàng nông sản chính tiếp tục ảm đạm, một số mặt hàng giảm mạnh về kim ngạch XK như chè giảm 4,1%, cao su giảm 5,1%, gạo giảm 10,5%, đặc biệt cà phê giảm tới 35,1%..., kéo theo tổng kim ngạch XK nhóm hàng nông sản giảm 5,7% (ước đạt gần 7 tỉ USD).

Cùng với nông sản, một số mặt hàng thủy sản XK quan trọng cũng có dấu hiệu khựng lại. Mặc dù tổng sản lượng thủy sản đánh bắt tăng 4,4%, thủy sản nuôi trồng tăng 3,3% (đạt 1,58 triệu tấn), tuy nhiên sản lượng tôm chỉ đạt 236 nghìn tấn, giảm 2,5% so với cùng kỳ.

Nếu như năm 2014, XK tôm đã “cứu cánh” cho thành công của XK thủy sản thì nửa đầu năm nay, sự tụt giảm sản lượng tôm lẫn khó khăn trong XK của mặt hàng này đã khiến kim ngạch XK thủy sản giảm tới 16% so với cùng kỳ năm 2014 (ước đạt 2,97 tỉ USD)…

Theo Bộ NN-PTNT, tổng kim ngạch XK hàng nông, lâm, thủy sản 6 tháng đầu năm chỉ đạt khoảng 14,42 tỉ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm trước; thặng dư thương mại toàn ngành chỉ đạt trên 3%, giảm 32,1%.

Khó khăn trong cả SX lẫn XK nhiều nhóm ngành hàng chủ lực đã kéo theo các chỉ số tăng trưởng của ngành nông nghiệp nửa đầu năm 2015 không có nhiều ấn tượng. Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng GDP nông, lâm, thủy sản 6 tháng đầu năm chỉ đạt 2,36%; giá trị SX toàn ngành ước đạt 489 nghìn tỉ đồng, tăng 2,41% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó nông nghiệp tăng xấp xỉ 2% (so với 2,5% cùng kỳ năm trước), thủy sản chỉ tăng 3,45% (so với 6% cùng kỳ).

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, SX và XK một số mặt hàng nông sản đầu năm 2015 tiếp tục tăng, đóng góp đáng kể cho tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, mức tăng trưởng chưa được như mong đợi của Chính phủ là giữ được mức tăng trưởng GDP bình quân ngành nông nghiệp cả năm 2,9% như năm trước, góp phần đạt mức tăng trưởng GDP 6,5% của cả nền kinh tế.

tình hình xk
XK tôm là “trụ đỡ” của ngành thủy sản năm 2014, nhưng đang gặp khó khăn

Vì vậy, để đạt được tốc độ tăng trưởng như năm 2014, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015 của ngành nông nghiệp sẽ vô cùng nặng nề. Theo Bộ trưởng, trong 6 tháng cuối năm, cần phải tăng thêm giá trị toàn ngành khoảng 10 nghìn tỉ đồng nữa so với 6 tháng đầu năm thì mới có thể đạt mục tiêu giữ mức tăng giá trị toàn ngành 3,4% như 2014.

Chăn nuôi, lâm nghiệp vào đà

Được đánh giá gặp nhiều khó khăn thách thức, còn lúng túng trước thềm nhiều hiệp định tự do hóa thương mại, tuy nhiên việc ổn định tình hình dịch bệnh, giá TĂCN giảm trung bình từ 8-9% đã giúp chăn nuôi lấy lại đà tăng trưởng khá ấn tượng trong 6 tháng đầu năm.

So với cùng kỳ năm 2014, đàn bò tăng 2,7%, trong đó bò sữa tăng 26,5% (tương đương 53 nghìn con); đàn lợn tăng gần 3%; gia cầm tăng 4% (đạt trên 327 triệu con)… Tổng giá trị ngành chăn nuôi 6 tháng đầu năm tăng xấp xỉ 4% (so với mức 1,73% của 6 tháng đầu năm 2014). Trong khi đó, giá các sản phẩm chăn nuôi được giữ ổn định trong thời gian dài, giúp người chăn nuôi có lãi.

Theo ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, lĩnh vực này cũng đã ghi nhận luồng gió đầu tư mới. Từ đầu năm đến nay, một DN đã có dự án đầu tư 1 tỉ USD vào chăn nuôi tại Việt Nam tới năm 2020; một dự án 40 nghìn tỉ đồng đã đầu tư vào đại gia súc; một ngân hàng đã lập dự án đầu tư 15 nghìn tỉ đồng vào lĩnh vực chăn nuôi…

Bên cạnh đó, các địa phương cũng bắt đầu ghi nhận những chuyển biến trong thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi. Về định hướng XK, bên cạnh việc thực hiện các giải pháp xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, quản lí giống, ông Vân cho biết hiện một số DN cũng đã cam kết sớm đưa sản phẩm chăn nuôi XK trong thời gian tới.

Cùng với chăn nuôi, lâm nghiệp cũng là lĩnh vực ghi nhận nhiều tín hiệu tốt khi giá trị SX đạt trên 12 nghìn tỉ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, giá trị XK đồ gỗ và lâm sản ước đạt gần 3,3 tỉ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2014.

Theo ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp: Từ nay đến cuối năm, ngành lâm nghiệp hoàn toàn có khả năng phấn đấu nâng tổng giá trị SX toàn ngành lên khoảng 26 – 27 nghìn tỉ đồng, giúp giữ được mức tăng trưởng 10% trong cả năm 2015.

Tạo ngay cú hích cho tôm - lúa

Việc kim ngạch XK thủy sản giảm 16% trong 6 tháng đầu năm chủ yếu do XK tôm tôm giảm 20%, tiếp theo là cá tra giảm gần 10%. Kim ngạch XK tôm giảm mạnh chủ yếu do giá tôm XK giảm, trong khi tôm Ấn Độ và các nước Nam Mỹ đẩy mạnh nguồn cung từ đầu năm đến nay, bên cạnh đó vấn đề biến động tỉ giá cũng gây khó khăn cho XK tôm.

Ở trong nước, diện tích tôm giảm chủ yếu rơi vào vùng nuôi thâm canh và bán thâm canh đối với tôm thẻ chân trắng, tôm sú gần như không giảm. Nguyên nhân chính của giảm diện tích chủ yếu do nắng nóng, xâm nhập mặn và chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn khiến tỉ lệ xuống giống thấp.

Từ nay đến cuối năm, ngành tôm vẫn có thể lấy lại đà tăng trưởng, bởi thời gian tới, nguồn tôm bố mẹ sẽ bớt phụ thuộc vào NK với dự báo sẽ giảm được 30% tổng nguồn tôm bố mẹ do các Cty trong nước SX cùng một số dòng tôm bố mẹ khác từ chương trình SX tôm bố mẹ của Bộ NN-PTNT. Về SX, thời gian tới có thể thúc thêm tỉ lệ xuống giống do thời tiết thuận hơn, các mô hình nuôi tôm công nghệ cao cũng đang vào guồng phát triển mạnh.

Đặc biệt, mô hình kết hợp tôm - lúa ở ĐBSCL cần phải có chương trình để nhanh chóng đẩy nhanh diện tích, bởi đây là hình thức nuôi rủi ro rất ít, tiềm năng năng suất còn rất lớn. Hiện diện tích tôm – lúa ở ĐBSCL mới chỉ khoảng 200 nghìn ha, năng suất mới chỉ 100 – 150 kg/ha nên điều kiện để nâng năng suất lên trung bình 200 kg/ha là hoàn toàn khả thi.

Đối tượng nuôi kết hợp tôm – lúa hiện đa phần là tôm sú, trong khi thị trường tôm sú thế giới hiện chỉ còn vài nước tham gia, vì vậy Việt Nam rất có ưu thế cạnh tranh. Mở rộng và thâm canh tôm – lúa chắc chắn sẽ tạo đột phá cho ngành tôm trong thời gian tới.

Về thị trường, việc XK khó khăn theo tôi không hẳn do sản lượng tôm thế giới tăng, bởi thực tế tăng không nhiều. Thời gian qua, chúng ta vẫn còn rất mù mờ về nguyên nhân giá tôm thế giới hạ. Vì vậy, thời gian tới cần phải giành nguồn lực tập trung nghiên cứu vấn đề này thật bài bản để có thêm bài học cho chỉ đạo điều hành.

(Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản)

Báo Nông nghiệp VN, 02/07/2015
Đăng ngày 03/07/2015
Lê Bền
Kinh tế

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Đánh giá thị trường thức ăn thủy sản tại Việt Nam

Thị trường thức ăn thủy sản Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, được dự đoán sẽ đạt 2.38 tỷ USD vào năm 2023 và tiếp tục tăng lên 3.94 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ CAGR 4% trong giai đoạn dự báo (Mordor Intelligence).

Thức ăn thủy sản
• 10:11 09/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 08:45 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 08:45 18/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 08:45 18/04/2024

VASEP kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cho xuất khẩu hải sản

Ngày 08/4/2024, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe thừa ủy quyền Chủ tịch Hiệp hội ký Công văn số 44 /CV-VASEP gửi tới Văn phòng Chính phủ cùng nhiều cơ quan, báo cáo tình hình xuất khẩu quý I/2024 và kiến nghị tháo gỡ một số vướng mắc cho xuất khẩu hải sản.

Tàu
• 08:45 18/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 08:45 18/04/2024