Làm giàu từ mô hình nuôi cá giống

Với lợi thế đất đai của gia đình, ông Võ Huy Lọng, thôn Nội Mai, xã Hưng Thủy (Lệ Thủy) đã chịu khó tìm tòi, học hỏi và đã áp dụng thành công mô hình nuôi các loại cá giống nước ngọt như cá trắm, cá rô phi, cá mè... thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho gia đình. Ông là tấm gương tiêu biểu về phát triển kinh tế của địa phương.

bán cá giống
Ông Lọng bên mẻ cá giống xuất bán cho thương lái.

Về xã Hưng Thủy, hỏi thăm khu vực nuôi cá giống của gia đình ông Võ Huy Lọng người dân ở đây ai cũng biết. Nhờ tinh thần ham học hỏi, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, ông đã chủ động chuyển đổi đất lúa kém năng suất thành ao hồ nuôi cá giống nước ngọt. Hiện nay, ông đã làm chủ một khu nuôi cá giống rộng lớn, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Khi chúng tôi tới nơi, bước lên từ ao cá, tay ông Lọng đang cầm mẻ lưới đầy ắp những con cá giống nhỏ cùng với tiếng nói cười rôm rả của người mua lẫn người đánh bắt cá. Chờ cho việc giao bán xong chúng tôi mới có cơ hội nói chuyện với ông. Ngồi nhâm nhi chén trà ông Lọng kể: “Những năm đầu mới bắt tay vào làm, do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm về kỹ thuật chăn nuôi nên gia đình tôi gặp không ít khó khăn, riêng năm đầu tiên tôi mất trắng 40 triệu đồng vì cá bị dịch bệnh.

Để nâng cao kiến thức và kinh nghiệm nuôi cá giống, tôi thường xuyên tham gia các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi; tích cực tham quan, học tập và chia sẻ kinh nghiệm với chủ các mô hình nuôi cá giống có hiệu quả, lúc đó mới tích lũy được kinh nghiệm như ngày hôm nay.  Ban đầu, tôi chỉ nuôi với diện tích nhỏ, sau một thời gian thấy việc nuôi cá giống đem lại hiệu quả, tôi quyết định cải tạo 7 sào ruộng lúa thành thành ao nuôi các loại cá giống như cá mè, cá trôi, cá trắm, rô phi... Thấy thế chứ nghề này cũng làm giàu được cô ạ”.

Được biết, ông Lọng thường mua cá 3 đến 5 ngày tuổi từ Quảng Trị về rồi thả cá xuống ao ương khoảng 1 đến 1,5 tháng, sau khi cá lớn đủ kích cỡ để nuôi thương phẩm thì giao cho thương lái. Thức ăn cho cá cũng khá đơn giản, chỉ là cám viên nổi do một số công ty sản xuất hoặc bột, cám, gạo, ngô, bột đậu tự chế biến tại nhà.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá giống của mình, ông Lọng cho biết: “Cá giống là loại cá nhỏ, dễ chết nên quá trình nuôi ương, thâm canh, đánh bắt, vận chuyển khi mang đi tiêu thụ đều phải có kỹ thuật. Ví dụ như lớp đáy lót ao tốt nhất là đất cát hoặc cát pha, độ dày lớp bùn đáy không quá 15cm. Ao có đường cấp và thoát nước chủ động, nước phải bảo đảm sạch, mỗi năm, cần được bơm cạn, vét bùn đáy, dùng vôi bột hoặc vôi nung để phòng trừ dịch bệnh. Bờ ao phải được gia cố chắc chắn, tránh để rò rỉ, cá thoát ra ngoài. Cá giống phải khoẻ mạnh, không xây xát, không bị dịch bệnh, bảo đảm tỷ lệ sống cao mới có thể xuất bán được, người mua thấy cá bị chết nhiều thì lần sau mình bán rẻ cũng không ai tới tìm mua”.

Để bảo đảm cá giống ít bị hao hụt khi vận chuyển xa, ông thường luyện ép cá bằng cách dùng cào tre kéo khắp ao làm cho ao sục bùn hoặc dùng lưới kéo cá dồn lại góc ao khoảng 20-30 phút rồi lại thả ra, làm liên tục trong vòng 1 tuần trước khi xuất bán, làm như vậy thì cá vận chuyển xa cũng không sợ bị chết. Sản phẩm cá giống của ông luôn được bà con nuôi thủy sản gần xa hết sức ưa chuộng và tin cậy vì uy tín và chất lượng luôn bảo đảm.

Hiện nay, cá giống của ông không chỉ dừng lại ở những hộ dân lân cận mà còn được chuyển đến những nơi xa như : Võ Ninh, Gia Ninh (Quảng Ninh), Phú Thủy (Lệ Thủy), vào tận Quảng Trị,... những con cá giống được bảo đảm, tỉ lệ sống cao cho nên rất được khách hàng ở xa tín nhiệm. Mỗi năm, ông thu hoạch từ 10-12 lứa cá giống, thu về từ 100 đến 120 triệu đồng tiền bán cá.

Qua tìm hiểu thị trường, ông nhận thấy, những gia đình khá giả rất thích loại cá cảnh La Hán, loại cá này rất khó nuôi, đòi hỏi phải có kinh nghiệm cao, có vốn nên bước đầu ông mới nuôi thử nghiệm. Trong thời gian tới, ông sẽ mạnh dạn đầu tư loại cá này.

Để tăng thêm thu nhập, ông Lọng còn nuôi 20 con lợn thịt và 10 con lợn nái, thu lãi 10-12 triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra, ông còn mua thêm máy hút bùn ao hồ để phục vụ cho bà con địa phương. Tổng thu nhập hàng năm của gia đình ông sau khi trừ chi phí được khoảng 120-150 triệu đồng. Với nguồn thu nhập đó gia đình ông đã xây dựng được nhà cửa khang trang, đầy đủ tiện nghi và lo cho con ăn học. Không chỉ giỏi làm kinh tế, ông Lọng luôn tận tình giúp đỡ bà con, truyền đạt kinh nghiệm trong việc nuôi cá. Ông là tấm gương sáng để bà con nông dân học hỏi.

Báo Quảng Bình, 03/07/2015
Đăng ngày 04/07/2015
T.Hoa-Ngọc Tú
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 14:33 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 14:33 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 14:33 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 14:33 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 14:33 24/04/2024