Rùa giống khủng long xuất hiện ở Nga

Một ngư dân Nga vô tình phát hiện con rùa có vẻ ngoài lạ lùng giống khủng long, có mai đầy gai nhọn tại sông Amur, phía đông nước Nga.

con rùa lạ
Con rùa lạ có mai đầy gai hình chóp nhọn được phát hiện tại sông Amur, phía đông nước Nga. Ảnh: Siberian Times

Sau khi phát hiện con rùa lạ, ngư dân này đã gọi điện cho một người bạn của mình, cô Anastasia Steshina.

"Lúc trông thấy nó, tôi thậm chí không hề nhận ra đó là một con rùa," Steshina nói. "Nó khiến tôi liên tưởng tới một con khủng long."

Con rùa lạ được Steshina chụp ảnh và đưa lên mạng xã hội. Ban đầu nhiều người hoài nghi cho rằng đây là các bức ảnh giả nên cô phải đăng cả đoạn video để chứng thực. "Chúng tôi sẽ thả con quái vật về tự nhiên," Steshina nói trong đoạn video được Siberian Times đăng hôm 25/6.

Người đàn ông trong video mang con rùa tới gần bờ sông, té nước lên người nó và đẩy nó tới trước bằng mũi giày. Vì con vật hầu như đứng yên, anh ta phải đặt nó gần ngay mép sông. Cuối cùng, con vật cũng từ từ bò xuống nước và bơi đi.

Steshina cho biết, cả cô và người bạn chưa bao giờ nhìn thấy một con vật nào như thế trước đây. Khi cô trò chuyện với các ngư dân địa phương, họ cho rằng có thể không chỉ có một con vì loài rùa này thường không sống đơn độc.

Con rùa lạ xuất hiện trên sông Amur có tên là rùa cá sấu, thường phân bố tại vùng đông nam nước Mỹ, phổ biến ở sông Missouri. Do đó, sự xuất hiện của nó tại sông Amur khiến nhiều người thắc mắc.

Siberian Times giả thiết con vật được một người nuôi thả về tự nhiên khi trở nên quá cỡ . Khả năng khác là loài rùa này do người dân Trung Quốc ở phía bên kia sông nuôi để lấy thịt và trứng. Sông Amur hay còn gọi là sông Hắc Long Giang là biên giới tự nhiên giữa Nga và Trung Quốc.

Rùa cá sấu có tên khoa học là Macrochelys temminckii. Đây là loài rùa nước ngọt lớn nhất thế giới. Nó có cái đầu to, bộ hàm cực khỏe và ba hàng gai nhọn trên mai. Bề ngoài khá dữ tợn của nó khiến nhiều người liên tưởng đến khủng long thời tiền sử.

Vnexpress, 05/07/2015
Đăng ngày 06/07/2015
Thu Hiền
Sinh học

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 03:22 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 03:22 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 03:22 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 03:22 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 03:22 26/04/2024