Hà Tĩnh: Nuôi tôm trên cát, biển thành bãi rác!

Thực hiện dự án nuôi tôm trên cát, hai xã Cẩm Hòa, Cẩm Dương (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) thu được nguồn lợi không nhỏ. Thế nhưng, đằng sau đó là hệ lụy từ ô nhiễm môi trường.

nuôi tôm trên cát

Nhận được thông tin phản ánh, chúng tôi có mặt tại hai thôn Bắc Hòa và Phú Hòa thuộc địa phận xã Cẩm Hòa để xác minh sự việc.

Tại thôn Bắc Hòa, hệ thống nước thải từ hồ nuôi lẫn nước sinh hoạt được xả bừa bãi ra biển mà không hề qua xử lý. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc cộng với nhiều vỏ bao bì, chai lọ vứt ngổn ngang, gây mất mỹ quan. Chị Huyền, chủ quán ăn tại vùng biển này, cho biết: “Trước đây, khách đến tắm và ăn uống khá đông. Từ khi người ta nuôi tôm với quy mô lớn, khách du lịch giảm hẳn; đến nay thì hầu như không còn ai ngó ngàng đến khu vực này vì môi trường bị ô nhiễm quá nghiêm trọng”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Ngô, chủ một hồ tôm, chia sẻ: “Môi trường là một trong những vấn đề rất phức tạp. Để làm đúng quy trình xử lý nước thải cũng cực kỳ khó khăn vì phải qua ba bể: thứ nhất là bể chứa, thứ hai là bể thực vật, thứ ba mới thải ra môi trường. Thực hiện đúng quy trình này thì hầu như ở đây không ai làm nổi, đa số chỉ có lắng đợt một rồi thải ra”. Hồ nuôi của ông Ngô nằm trong phần diện tích 16ha đang chờ bổ sung quy hoạch của tỉnh, mới đi vào hoạt động được 2 vụ, chuẩn bị sang vụ thứ 3 nhưng đã có nhiều ý kiến từ phía người dân vì họ không thể chịu được tình trạng ô nhiễm.

Tại thôn Phú Hòa, 53ha hồ nuôi thuộc dự án nuôi tôm chất lượng cao trên cát của tỉnh Hà Tĩnh đã đi vào hoạt động. Tại đây, trung bình 3 - 4 hồ nuôi sẽ có chung 1 bể lắng và một đường ống dẫn nước thải từ bể lắng ra biển. Tuy nhiên, tất cả hệ thống đường ống được kết nối một cách sơ sài, không hề có mối nối mà chỉ gắn vào nhau một cách thủ công. Đường ống dài hơn 2km nhưng phía trong lại thấp hơn phía ngoài nên nước cứ chảy ngược, do vậy số nước chảy ra biển không được bao nhiêu mà chủ yếu theo kẽ nứt, hở ngấm vào lòng đất. Ông Tuyển, bảo vệ vùng nuôi, bức xúc nói: “Ống nhựa ở ngoài trời; thời tiết mưa gió khắc nghiệt nên bị hỏng, bung các mối nối, nước thải cứ thế chảy tràn ra đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt của dân. Vài năm nữa nếu xuất hiện bệnh tật, ung thư,  ai chịu trách nhiệm?”.

Ông Tuyển cho biết thêm, hệ thống bể lắng cũng được làm qua loa cho xong chuyện. Chỉ có một số hộ chịu trải bạt hồ lắng, còn đa phần không trải bạt nên hồ lắng thành hồ không đáy, bao nhiêu phân tôm, nước bẩn thải ra đều ngấm thẳng xuống đất.

Phân tôm chứa tới 41% hàm lượng đạm, do đó mùi hôi thối rất nặng. Cả vùng bãi ngang kéo dài từ Cẩm Hòa, Cẩm Dương… với diện tích nuôi lên tới 460.418m2 (chưa kể 16ha đang chờ bổ sung quy hoạch của thôn Bắc Hòa) mà tất cả rác thải, nước bẩn, phân tro từ hồ nuôi, từ sinh hoạt cá nhân đều thải thẳng ra biển thì thử hỏi còn đâu vệ sinh, còn đâu vùng bãi ngang nổi tiếng thơ mộng với cái tên Thiên Cầm?

Khi được hỏi về cam kết bảo vệ môi trường của chủ các hồ nuôi tôm, ông Nguyễn Hữu Thiệu, Trưởng thôn Phú Hòa, cho biết: “Họp hành trên giấy tờ chúng tôi có nghe nói nhưng thực tế lại không thấy. Mang tiếng là vùng dự án lớn của tỉnh nhưng dân ở đây không có đủ điều kiện để làm vì số vốn quá lớn, toàn người nơi khác về làm. Tiền đền bù cả vùng được 1,2 tỷ đồng nhưng rồi đây không có đất sản xuất, rừng phòng hộ bị chặt, đường sá xe chạy băm nát. Do họ khoan giếng vô tội vạ nên nước ngọt trở nên khan hiếm. Lợi nhuận các ông chủ, bà chủ thu, còn hậu quả về môi trường, bệnh tật thì dân gánh chịu".

Trước thực trạng này, thiết nghĩ, tỉnh Hà Tĩnh và các ngành chức năng cần sớm làm rõ vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền, đơn vị quản lý dự án bởi cách làm thiếu sâu sát, buông lỏng quản lý, xem nhẹ vấn đề môi sinh môi trường, xem nhẹ tâm tư nguyện vọng của dân.

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin diễn biến vụ việc đến bạn đọc.

Dưới đây là một số hình ảnh cho thấy việc làm thiếu trách nhiệm của chủ các dự án và môi trường biển đang từng ngày bị đe dọa nghiêm trọng:

hố sâu

đường ống

ống dẫn nước

ống nước

xả thải

Kinh tế nông thôn, 10/07/2015
Đăng ngày 10/07/2015
Nhóm PV điều tra
Nuôi trồng

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 19:41 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 19:41 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:41 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 19:41 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:41 29/03/2024