Thanh Hóa: Ngư dân khốn đốn vì cảng cá bồi lắng

Không những không chủ động được việc ra vào, khó khăn trong đi lại, buôn bán mà việc cảng cá Hòa Lộc (Hậu Lộc – Thanh Hóa) bồi lắng đã khiến nhiều hộ ngư dân khốn đốn vì tàu thuyền bị vỡ, hư hỏng.

chuẩn bị ra khơi
Ngư dân vào cảng rồi mắc kẹt lại chưa ra khơi được

Dài cổ chờ cập cảng

Cảng cá Hòa Lộc được đầu tư xây dựng năm 2007 với tổng mức đầu tư trên 90 tỷ đồng và đưa vào khai thác từ tháng 1/2013. Sau khi đi vào hoạt động, đã thu hút lượng lớn tàu thuyền của huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa và các một số tỉnh khác vào neo đậu như Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh… trao đổi hàng hóa, đồng thời là nơi tránh trú bão cho tàu cá của ngư dân.

Tuy nhiên, từ năm ngoái, cửa lạch bắt đầu xuất hiện tình trạng bồi lắng cho đến hiện tại thì tình trạng này ngày càng nghiêm trọng. Việc bồi lắng cửa lạch đang gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào cảng, ảnh hưởng lớn đến việc đánh bắt và hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá của ngư dân.

Theo tìm hiểu của PV, những ngày vừa qua, có hàng trăm con tàu công suất từ 200 - 400 CV của ngư dân phải chờ con nước để cập cảng. Cá biệt, những con tàu lớn hơn phải mất hàng tháng ròng mới có thể vào cập cảng. Rồi đến khi có thể vào thì lại không dám vào vì sợ vào sẽ không ra được.

Ông Trần Văn Minh, thôn Thắng Phúc, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc cho biết : “Từ khi cửa lạch xuất hiện tình trạng bồi lắng, ngư dân chúng tôi khổ lắm, không chủ động được thời gian. Ví dụ khi đánh bắt xong đưa hàng về buổi sáng nhưng có khi phải đợi đến tối, thủy triều lên thì mới cho tàu vào được. Có khi nước lên nhỏ thì chúng tôi phải đợi vài ngày mới vào được. Đồ thủy sản mang về phải ướp đông lạnh, bán cũng mất giá rất nhiều”.

Ngoài việc ảnh hưởng đến buôn bán, ngay cả những phương tiện của ngư dân cũng bị hỏng hóc do sự bồi lắng này.

“Từ đầu năm đến nay đã có tới 5 chiếc tàu của ngư dân bị hư hỏng do bồi lắng cửa lạch. Trong đó có một chiếc tàu bị vỡ, hư hỏng hoàn toàn”. – ông Bùi Văn Dũng, ngư dân xã Hòa Lộc cho hay.

Không chỉ gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào cảng mà một số nhà máy chế biến tinh bột cá cũng thiếu nguyên liệu, nhiều công nhân phải nghỉ việc.

Đầm ngao "nuốt" lạch cảng?

Trước tình trạng trên, ngư dân đều có chung mong muốn nhà nước có phương án nạo vét để giải quyết tình trạng bồi lắng này, tạo điều kiện để ngư dân thuận lợi cho việc đưa tàu thuyền ra vào cảng.

tàu mắc cạn
Một chiếc tàu cá mắc cạn ngay cửa Lạch Trường

Được biết, cửa Lạch Trường, nơi tiếp giáp đường thủy dẫn vào cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão chỗ sâu nhất cũng chỉ khoảng chừng hơn 1 mét, xung quanh khu vực này là nơi hai huyện Hoằng Hóa và Hậu Lộc quy hoạch cho dân nuôi ngao thương phẩm. Điều này khiến một số ngư dân cho rằng nguyên nhân chính dẫn tới số đông tàu thuyền này không ra khơi được là do nơi đây bị các ông chủ đồng ngao lấn chiếm cửa lạch dựng lều, cắm trà và thuê tàu có công suất lớn bơm cát tạo thành những bãi nuôi ngao lớn, dẫn tới cửa lạch bị bồi lắng và thu hẹp nhiều so với 2 năm trước.

Ông Lê Văn Thăng, Giám đốc Ban quản lý Cảng cá Hòa Lộc cho biết: “Tình trạng bồi lắng của cảng đã bắt đầu xuất hiện từ cuối năm ngoái. Tuy nhiên, cho đến nay thì tình trạng này càng ngày càng nghiêm trọng, gây khó khăn vô cùng cho ngư dân ra vào cảng. Không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán mà còn gây hỏng hóc nhiều phương tiện tàu thuyền. Nếu cứ để tình trạng này thì tôi chắc rằng những loại tàu lớn mà đóng theo nghị định 67 mà nhà nước đang phổ biến sẽ không thể vào được”

“Năm ngoái chúng tôi cũng đã có tờ trình gửi lên UBND huyện Hậu Lộc đề nghị xin phương án nạo vét, huyện cũng đã đề nghị lên tỉnh nhưng không hiểu vì lý do gì cho đến nay vẫn chưa có phản hồi gì về việc nạo vét từ cấp trên. Ngư dân ở đây kêu nhiều lắm nhưng chúng tôi cũng đành chịu” – ông Thăng cho biết thêm.

Ông Thăng cũng đồng quan điểm về nguyên nhân gây bồi lắng cửa lạch của ngư dân là do các hộ nuôi ngao khiến bồi cát lên bãi.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Long, Phó Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc cho rằng, việc cửa lạch bị bồi lắng không hoàn toàn do nguyên nhân từ việc nuôi ngao. Cửa Lạch Trường, nơi vào cảng cá Hòa Lộc bị tác động bởi hai cửa sông là cửa Lạch Trường và cửa Lạch Sung. Trong đó đặc biệt là từ cửa Lạch Sung tác động bồi lắng rất nhiều và thường xuyên.

cửa lạch
Việc bồi lắng cửa lạch càng ngày càng nghiêm trọng

Cũng theo ông Long thì mặc dù được đầu tư quy hoạch nhưng độ sâu của cảng không đáp ứng được. Chúng tôi cũng đã nhiều lần để xuất với tỉnh việc nạo vét cảng cá này rồi, mới đây nhất là trong cuộc triển khai phòng chống lụt bão.

“Hiện nay đang có dự án gần 1.000 tỷ đồng do Sở GT-VT làm chủ đầu tư, nạo vét toàn bộ tuyến đường thủy từ phía cầu Tào đến tận cửa Lạch Trường có nghĩa là cảng cá Hòa Lộc sẽ được dự án này nạo vét qua. Cho đến thời điểm này, dự án đã nạo vét gần tới cảng. Theo tôi nghĩ thì nếu dự án có nạo vét qua thì hằng năm vẫn phải xin chủ trương của tỉnh về việc nạo vét chứ việc bồi lắng này sẽ không chấm dứt được” – ông Long nói.

Tuy nhiên, phía đơn vị đang triển khai Dự án nạo vét sông Lạch Trường, đoạn từ cầu Tào đến cửa Lạch Sung cho biết dự án sẽ không nạo vét trong khu vực cảng Hoà Lộc, mà chỉ thực hiện đúng khối lượng công việc và đảm bảo mục đích là khơi thông luồng lạch. Điều này đồng nghĩa với việc mặc dù chờ đến khi hoàn tất dự án nạo vét hiện đang triển khai thì việc tàu thuyền ra vào tại cảng cá Hòa Lộc vẫn gặp ít nhiều khó khăn.

Báo Dân Trí, 12/07/2015
Đăng ngày 13/07/2015
Nguyễn Thùy
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 18:40 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 18:40 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 18:40 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 18:40 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 18:40 25/04/2024