Người Việt sáng tạo thiết bị gây tê cá ngừ đại dương

Người Việt tự sáng tạo thiết bị gây tê cá ngừ đại dương đảm bảo được chất lượng cá đánh bắt tươi và có thể xuất khẩu.

thiết bị gây tê cá ngừ
Kỹ sư Phạm Duy Phượng - người sáng tạo ra thiết bị gây tê cá ngừ đại dương.

Thiết bị gây tê cá ngừ đại dương được kỹ sư Phạm Duy Phượng, Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa chế tạo thành công.

Giảng viên Phạm Duy Phượng đã chế tạo và thử nghiệm trên tàu cá PY 90612TS công suất 293CV của ngư dân Lê Tấn Hồng ở phường Phú Đông, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên từ đầu tháng 11/2014.

Anh Phượng chia sẻ: Ý tưởng chế tạo thiết bị gây tê phục vụ khai thác cá ngừ xuất phát từ khi anh được tham quan, tìm hiểu thiết bị và công nghệ câu cá ngừ đại dương của Nhật Bản cho ngư dân tỉnh Bình Định.

Tuy nhiên, anh Phượng cho biết, "Thiết bị câu cá ngừ đại dương  của Nhật Bản rất hữu ích, nhưng giá thành lên đến hàng trăm triệu đồng, lại cồng kềnh rất khó để ngư dân Phú Yên áp dụng".

Kỹ sư Phượng đã tìm cách chế tạo thiết bị gây tê có chi phí thấp hơn và tiện lợi hơn. Thiết bị gây tê của kỹ sư Phượng chỉ nặng khoảng 20kg, giá chỉ khoảng 25 triệu đồng và rất an toàn cho người sử dụng.

Thiết bị sử dụng nguồn điện 24V từ bình ắc quy, kích qua bộ xung điện với cường độ dòng điện từ 40 đến 45V. Bán kính nguồn điện phát ra chỉ khoảng 1m, nên không ảnh hưởng đến các loại hải sản khác ở ngoài bán kính này.

Khi cá dính câu và cách mặt nước khoảng 30m, thì thả thiết bị gây tê hình tròn có nối dây điện xuống nước. Thiết bị này được nối với sợi cước móc lưỡi câu mà cá đã dính phải.

Khi thiết bị này cùm miệng cá lại thì nhấn nút kích nguồn điện gây tê con cá ngay dưới nước. Thời gian kích điện chỉ 3-5 giây và chỉ mất khoảng 10 phút để đưa cá lên boong tàu nhẹ nhàng.

Sau đó, đưa cá vào thùng nước đá có độ lạnh từ 8-10 độ C và hệ thống  sục khí, ngâm khoảng 30 phút, rồi chọc tủy, mổ lấy nội tạng, rửa sạch và tiếp tục đưa cá ngâm nước đá trước khi chuyển vào hầm lạnh.

Ngư dân Lê Tấn Hồng là người thực nghiệm đầu tiên bộ thiết bị gây tê do kỹ sư Phạm Duy Phượng chế tạo, cho hay: “Chuyến biển thử nghiệm thiết bị gây tê cá ngừ chỉ mất 11 ngày, cả đi và về trong điều kiện sóng to gió lớn, nhưng tôi câu được 5 con cá ngừ đại dương với trọng lượng 340kg, chưa kể một số loại cá khác. Ngoài ra, sử dụng kèm thiết bị gây tê làm cho cá đánh bắt được không có tình trạng xô xương (cá bị hư thịt ở phần thịt gần xương) như lâu nay vẫn đánh bắt".

Ông Hồng cho biết thêm, tất cả số cá câu được đều đạt chất lượng hàng cá tươi sống, xuất khẩu và được Công ty cổ phần Bá Hải mua với giá 190.000 đồng/kg. Trong khi cá ngừ do các ngư dân khác câu được cùng thời điểm bán chỉ 115.000 đồng/kg.

mô tả sử dụng thiết bị
Ngư dân Lê Tấn Hồng mô tả cách sử dụng thiết bị gây tê cá ngư trong khi câu.

Ngư dân Huỳnh Đức Tâm, thuyền viên tàu cá PY 90612 TS nói: "Bình thường, chuyến biển cần đến 9 thuyền viên, vì mỗi lần đưa cá lên phải tốn đến 4 người, nhưng nếu không cẩn thận thì có thể cá bị rơi xuống biển trở lại.

Trong khi sử dụng thiết bị gây tê, chỉ cần 2 người là đã đưa cá lên tàu rất dễ dàng. Thiết bị này không hề bị giật, rất an toàn.

Thực tế, với cách thực hiện câu cá ngừ đại dương có thiết bị hỗ trợ gây tê của kỹ sư Phạm Duy Phượng đã mang lại chất lượng sản phẩm cá tươi ngon hơn và còn giữ lại được nhiều hàm lượng chất trong thịt cá hơn cách câu cá thông thường mà không hề đắt đỏ.

Với thiết bị gây tê của kỹ sư Phạm Duy Phượng, mỗi chuyến biển của ngư dân hứa hẹn sẽ mang lại giá trị kinh tế cao hơn.

Báo Đất Việt, 22/07/2015
Đăng ngày 22/07/2015
Cúc Phương (Tổng hợp)
Khoa học

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Hạt Nano bạc có khả năng loại bỏ kim loại nặng trong nước

Kim loại nặng được coi là thành phần chính trong nước thải nuôi trồng thủy sản, gây ra rủi ro nghiêm trọng cho cả con người và môi trường. Do đó nghiên cứu loại bỏ kim loại nặng trong nước là cần thiết để đảm bảo nguồn nước sạch trong môi trường, ứng dụng rộng rãi trong đời sống và nuôi trồng thủy sản.

Nano bạc
• 10:53 03/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 19:11 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 19:11 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 19:11 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 19:11 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 19:11 20/04/2024