“Kỹ sư” chân đất

Từ ngư dân chính hiệu, họ tự tìm tòi, học hỏi đã trở thành những người nuôi tôm giỏi, vươn lên làm giàu trên vùng cát quê hương. Tạm gọi họ là những “kỹ sư” chân đất.

hiệu quả nuôi tôm
Nuôi tôm đúng kỹ thuật cho hiệu quả, lãi cao

“Tầm sư học đạo”

“Kỹ sư” đầu tiên chúng tôi gặp là anh Trần Hòa ở thôn Hải Nhuận, xã Phong Hải (Phong Điền, Thừa Thiên Huế), có tuổi nghề chừng 5 năm. Trước khi “bén duyên” với nghề nuôi tôm, anh Hòa là ngư dân chính hiệu. Không có điều kiện về vốn nên anh Trần Hòa chỉ nuôi thuê cho các chủ hồ, phụ giúp công việc cải tạo, sửa chữa ao hồ, cho tôm ăn…

Quá trình làm việc, anh Hòa nhận ra rằng, nuôi tôm công nghiệp không hề đơn giản. Chính không lường trước những khó khăn, hạn chế mà nhiều hộ nuôi tôm đã lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Có hộ phải bán tài sản, nhà cửa trả nợ, hoặc tiếp tục theo đuổi nghề nuôi tôm để gỡ gạc nợ nần. “Thấy cảnh chủ hồ thua lỗ dài dài, nợ nần chồng chất, tôi cũng thấy xót lòng. Sau nhiều đêm trăn trở, suy nghĩ tìm cách “cứu giúp” các chủ hồ, tôi nhận ra mấu chốt quan trọng để nuôi tôm có lãi chính là khâu kỹ thuật. Nếu chuyên môn kỹ thuật không vững thì đừng nói chi chuyện nuôi tôm công nghiệp. Mà muốn có tay nghề giỏi thì phải chịu khó học tập, tìm tòi và nghiên cứu…”, anh Hòa chia sẻ.

niềm vui mùa tôm
Vui mừng khi nuôi tôm có lãi

Tranh thủ những lúc xong việc anh tìm gặp các kỹ sư ở khu nuôi tôm công nghiệp của Công ty CP, Công ty Trường Sơn để tìm hiểu, học tập kỹ thuật. “Cái gì cũng có cái giá của nó, dù lớn hay nhỏ. Nhiều lần tôi phải tự bỏ tiền túi mời các anh kỹ sư của các công ty đi nhậu, có khi phải bồi dưỡng kinh phí để các anh chia sẻ, truyền đạt kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi tôm. Được các anh truyền đạt, nhiều đêm phải thức trắng để xâu chuỗi, nghiền ngẫm lại những gì học được, rồi nghiên cứu thêm tài liệu, sách vở. Công việc cứ thầm lặng như thế ròng rã mấy tháng trời. Có lúc chủ hồ phát hiện, bảo thằng này bữa ni thấy lạ, cứ ngẩn ngẩn ngơ ngơ”, anh Hòa trải lòng. “Sự ngẩn ngơ” ấy cũng được đền đáp khi trong tay có đầy đủ kiến thức, kỹ thuật nuôi tôm, các vụ nuôi sau đó liên tiếp đạt hiệu quả, lãi cao. Anh Hòa được chủ hồ tôm “nâng lương” lên 5 - 6 triệu đồng/tháng. Sau khi thu hoạch, bán được tôm anh còn được chủ hồ thưởng thêm mấy chục triệu đồng/vụ.

Hỏi ở địa phương còn ai được mệnh danh là “kỹ sư” nuôi tôm nữa không, anh Hòa liền giới thiệu các anh Nguyễn Đức, Hoàng Văn Tuấn, Trương Công Lợi, Nguyễn Viết Từ… Với anh Nguyễn Đức, quê ở Quảng Bình, theo cha vào xã Phong Hải kinh doanh gia súc. Thời gian dài gắn bó nơi vùng cát trắng này, anh lấy vợ quê Phong Hải, rồi quyết định lập nghiệp, sinh sống ở đây. Nghề mà anh Đức chọn với khát vọng làm giàu là nuôi tôm chân trắng. Không vội vàng, chạy theo phong trào, trước khi bắt tay vào nuôi tôm, anh tự trang bị các kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm chăm sóc, xử lý dịch bệnh cơ bản đáp ứng các quy trình nuôi tôm công nghiệp. Anh Đức nói: “Có được “tay nghề” vững vàng cũng nhờ các anh kỹ sư giỏi của các công ty nuôi tôm ở vùng cát Ngũ Điền và tự tìm tòi. Cứ vào các ngày cuối tuần, tôi lại tìm gặp các anh kỹ sư để tâm sự chuyện nghề và lắng nghe những chia sẻ về kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi tôm công nghiệp…”.

“Không lãi mới là chuyện lạ”

Với nhiều người trắng kỹ thuật, nuôi tôm thua lỗ triền miên là chuyện tất yếu, còn với những “kỹ sư” như Nguyễn Đức, Hoàng Văn Tuấn, Trương Công Lợi, Nguyễn Viết Từ... thì khẳng định rằng: “Nuôi tôm không có lãi là chuyện lạ”. Mấy vụ liên tiếp gần đây (nuôi hai hồ chừng 5.000m2), hộ anh Nguyễn Đức đều có lãi trên dưới 500 triệu đồng/vụ. “Một vài vụ đầu chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi, tôm chậm lớn, một số dịch bệnh gây hại nên thua lỗ. Các vụ sau này liên tiếp có lãi đã trả hết nợ, còn lãi cũng được mấy trăm triệu đồng. Điều quan trọng là phải nắm vững các khâu kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi tôm công nghiệp, anh Đức tự tin.

Anh Tuấn nói: “Xác định nuôi tôm công nghiệp phải có lãi, ít ra cũng hòa vốn, còn không thì đừng nuôi. Chi phí đầu tư nuôi tôm rất lớn, chỉ cần thua lỗ một vài vụ thôi cũng “đi đứt” tiền tỷ. Còn muốn nuôi tôm có lãi thì không có con đường nào khác là phải biết học tập, nghiên cứu, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm…”. Hỏi về lời lãi, anh Tuấn cười tươi: “Qua 8 vụ nuôi hai hồ 5.000m2, chưa có vụ nào thua lỗ, nhiều vụ có lãi từ vài trăm triệu đến nửa tỷ đồng”.

Trong số “kỹ sư” chân đất của Phong Hải còn có ông Trương Công Lợi. Từ một ngư dân chuyên đánh bắt hải sản gần bờ, ông Lợi trở thành người nuôi tôm giỏi nổi tiếng tại vùng cát Ngũ Điền. Phần nhiều các vụ nuôi đều có lãi từ vài trăm triệu đồng trở lên. Không chủ quan, mạo hiểm, trước khi bắt tay nuôi tôm, ông Lợi đã có thời gian dài nghiên cứu, tìm tòi, học tập quy trình kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp từ nhiều nơi trong và ngoài tỉnh. Nhiều lần ông khăn gói đến tận các tỉnh phía Nam tham quan các mô hình, học hỏi “bí quyết” nuôi tôm chân trắng… Giờ đây, ứng dụng vào nuôi tôm ở địa phương mang lại hiệu quả, ông Lợi sẵn sàng chia sẻ kỹ thuật, kinh nghiệm với bà con. “Quá trình nuôi phải thường xuyên theo dõi biến động của môi trường hằng ngày, đo độ PH, kiềm, NH3, NH2, khí độc để có sự điều chỉnh phù hợp; thường xuyên kiểm tra vỏ, màu sắc, gan, tụy của tôm nhằm có biện pháp xử lý kịp thời khi có dấu hiệu bất thường, hay dịch bệnh. Lượng thức ăn cho tôm phải được kiểm soát chặt chẽ, tránh dư thừa, có nguy cơ tạo khí độc trong đáy ao...”, ông Lợi trao đổi một số kinh nghiệm.

Ông Phan Khánh, Chủ tịch UBND xã Phong Hải cho biết, đến nay diện tích nuôi tôm toàn xã khoảng 70 ha, với hàng trăm hộ tham gia nuôi. Qua kiểm tra, đánh giá cho thấy, các hộ nắm vững quy trình kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi tôm công nghiệp đều mang lại hiệu quả, lãi cao. Các hộ, như Nguyễn Viết Từ, Trương Công Lợi, Hoàng Văn Tuấn, Nguyễn Đức… đã trở thành “đại gia” nuôi tôm.

Báo Thừa Thiên Huế, 21/07/2015
Đăng ngày 22/07/2015
Hoàng Triều
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 03:09 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 03:09 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 03:09 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 03:09 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 03:09 20/04/2024