Đưa con tôm vượt khó đạt 1,9 tỉ USD xuất khẩu tôm cuối năm

Sáu tháng đầu năm 2015, tình hình nuôi tôm trên toàn quốc diễn ra ảm đạm, giá thành thấp, xuất khẩu tôm gặp khó khiến người nuôi tôm khắp nơi phải treo ao. Theo đó, 6 tháng cuối năm Bộ NNPTNT nhận định sẽ có nhiều tín hiệu đáng mừng giúp con tôm vượt khó.

xuất khẩu tôm khởi sắc
Theo Bộ NNPTNT 6 tháng cuối năm tình hình xuất khẩu tôm sẽ có nhiều chuyển biến khởi sắc. Ảnh: Thành An

Tôm gặp khó

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) Nguyễn Huy Điền, cho biết: Những tháng đầu năm 2015, tiến độ triển khai nuôi tôm nước lợ chậm so với kế hoạch, chưa đạt cả về diện tích thả nuôi và sản lượng thu hoạch.

Bên cạnh đó, theo ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT), trong 6 tháng đầu năm 2015, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là 17.374ha (bằng 53% so với cùng kỳ năm ngoái), chiếm 2,8% tổng số diện tích tôm nuôi cả nước (diện tích tôm nuôi cả nước là 603.813ha). Trong số diện tích tôm nuôi bị thiệt hại có 8.979ha bị bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp…

Tính đến thời điểm 6 tháng đầu năm nay, 28 địa phương nuôi tôm trên cả nước đã thả nuôi được 616.480 ha, bằng 96% so với cùng kỳ 2014, sản lượng thu hoạch chỉ đạt 230.910 tấn (đạt hơn 32% kế hoạch và bằng 87% so với cùng kỳ). 6 tháng đầu năm 2015, tôm nước lợ chế biến xuất khẩu ước đạt 1,3 tỷ USD (giảm 27% so với cùng kỳ năm 2014). Với những khó khăn trong thời gian qua nhiều nông dân trên cả nước đã phải treo ao.

tình hình xuất khẩu tôm
Theo Bộ NNPTNT 6 tháng cuối năm tình hình xuất khẩu tôm sẽ có nhiều chuyển biến khởi sắc. Ảnh: Thành An

Ông Lý Văn Luận, Tổng thư ký Hội chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Cà Mau (CASEP) cho biết, sản lượng thủy sản chế biến lũy kế trên địa bàn chỉ đạt 45.616 tấn, chỉ bằng 83% cùng kỳ, đạt 40% kế hoạch. Công suất chế biến bình quân chỉ ở mức 31.4%.

Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng), cho biết: “Chưa có lúc nào Hiệp hội Nuôi tôm Mỹ Thanh bi đát như thế này. 6 tháng đầu năm, các thành viên trong hiệp hội chỉ thả được 20% diện tích (tổng diện tích là 2.700ha), trong số diện tích được thả nuôi chỉ thành công được 50%”.

Bà Hồ Thị Kiểng (Công ty TNHH MTV chế biến thủy sản xuất khẩu Thiên Phú) cho biết: “Công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu nhưng đã rất cố gắng phấn đấu vượt qua, nghiên cứu phát triển công nghệ, giúp gia tăng giá trị các mặt hàng”.

Theo nhận định của Tổng cục Thủy sản, việc tiêu thụ sản phẩm tôm sụt giảm do 6 tháng đầu năm 2015 vụ tôm nước lợ diễn ra trong bối cảnh bất lợi về thời tiết như nắng nóng kéo dài, mặn xâm nhập sớm, mưa trái mùa, nguồn nước cấp nước bị ô nhiễm… khiến dịch bệnh phát triển gây chết tôm nuôi, giảm sản lượng thu hoạch và gây thiệt hại cho người nuôi. Đặc biệt, giá tôm nguyên liệu trên thị trường giảm mạnh (giảm 20% - 30%) so với cùng kỳ năm trước. 

Nguồn cung từ các nước trong khu vực tăng, giá tôm nguyên liệu sản xuất trong nước có giá thành cao hơn so với các nước trong khu vực nên giảm sức cạnh tranh về giá. Các doanh nghiệp chế biến trong nước vẫn sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào (chiếm khoảng 15%) sẽ là yếu tố cạnh tranh đáng kể đối với người sản xuất trong nước. Thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, trong đó có các loại rào cản kỹ thuật, thuế quan. Ngoài ra, do biến động tỷ giá ngoại tệ, sự tăng giá mạnh của đồng USD cũng làm ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Ông Đặng Quốc Tuấn, Phó Tổng giảm đốc điều hành Tập đoàn Việt - Úc, cho rằng thời điểm này các công ty xuất khẩu tôm Việt Nam không còn là một mình một chợ như trước đây. Vì vậy, cần những khu công nghiệp công nghệ cao, tạo vùng nuôi tốt, đưa ra những sản phẩm chất lượng cao để xuất khẩu vào thị trường lớn và tiến tới sản xuất theo đơn đặt hàng chứ không phải làm ra rồi bán như hiện nay”.

nuôi tôm gặp khó
6 tháng đầu năm 2015, người nông dân nuôi tôm gặp khó. Ảnh: Thành An

Tín hiệu vui…

Mặc dù 6 tháng đầu năm 2015 xuất khẩu tôm gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, hiện tại đang có một số tín hiệu khả quan. Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến – Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết: Cuối tháng 6 vừa qua nguồn cung tôm trên thế giới giảm, cụ thể: nguồn tôm của Ấn Độ giảm, nguồn cung của Indonesia không đạt như kế hoạch, sản lượng tôm của Thái Lan chỉ gần bằng năm ngoái.

“Như vậy, mức độ tiêu thụ tôm thẻ chân trắng đến cuối năm có thể tăng. Hiện tại, chúng ta có thuận lợi về chế biến sâu, các hiệp định thương mại đã và đang được ký kết sẽ mở ra cơ hội cho việc xuất khẩu tôm. Đó là những bối cảnh, xu hướng ta có thể nhìn thấy được. Từ giờ đến cuối năm chúng ta cần xuất khẩu tôm đạt 1,9 tỉ USD, con số này có thể sẽ đạt được”, Tổng thư ký VASEP nhận định.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát nhìn nhận, tình hình phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ tôm 6 tháng đầu năm “không được sáng sủa cho lắm”. Tuy nhiên, cho biết: Chúng ta đang ký kết một loạt hiệp định tự do thương mại, thuế rất thấp hoặc bằng 0, vì vậy thời gian tới cơ hội xuất khẩu tôm có nhiều điểm sáng.

Cũng theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, thời gian tới Bộ sẽ chỉ đạo Tổng cục Thủy sản thường xuyên nắm bắt tình hình thông tin thị trường cung cấp cho doanh nghiệp, cố gắng hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường giám sát dịch bệnh, chất liệu vật tư, thuốc thú y thủy sản.

“Tôi yêu cầu Cục Thú y trong tháng này lập kế hoạch kiểm tra, giám sát tất cả các trại giống. Tất cả các tỉnh đồng loạt kiểm tra thuốc thú y thủy sản. Tôi ủng hộ thành lập khu công nghiệp công nghệ cao. Hoan nghênh doanh nghiệp tổ chức liên kết, chia sẻ rủi ro với người nông dân. Chúng ta cần giúp để người nông dân đứng lên chứ không để đứng bơ vơ”, Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị.

Báo Lao Động, 22/07/2015
Đăng ngày 23/07/2015
Thành An
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 20:32 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 20:32 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 20:32 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 20:32 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 20:32 25/04/2024